CÔNG VIỆC BẾP NÚC CỦA MỘT GIÁO VIÊN VĂN - PHẦN 2: LUYỆN ĐỀ

Muốn giỏi thì phải chăm chỉ luyện kungfu...

Chú nói gì cơ? Giáo viên Văn giải đề sai á?

Lại tâm sự to nhỏ…

Nghe hai chữ luyện đề cứ như “luyện chưởng” ấy nhỉ. Ông thầy Văn cứ như cao thủ võ lâm nội công thâm hậu lên núi lập môn tuyển đồ đệ 500 năm không xuống chốn giang hồ để mặc đệ tử hành hiệp trượng nghĩa. Haha nghĩ thế về giáo viên Văn cũng không hẳn là sai.

Có người sẽ bảo, ô kìa môn Văn là môn xã hội còn bày đặt luyện đề luyện điếc, chỉ Toán Lý Hóa người ta mới luyện thôi chớ. Ôi dưới vùng trời này môn nào phải thi mà không phải luyện đề? Cũng như luyện gà, luyện công, luyện chưởng, giáo viên văn luyện đề cũng lắm công phu.







CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Qua quan sát của người viết, thường khi viết bài nghị luận xã hội (nhất là dạng tư tưởng đạo lý), học sinh dễ mắc phải hai lỗi:

1. Chọn dẫn chứng chưa phù hợp, hoặc dẫn chứng không liên quan đến vấn đề nghị luận, hoặc dẫn chứng chưa cụ thể, tiêu biểu, xác thực. Lỗi này có nguyên nhân do học sinh thiếu vốn dẫn chứng, có thể khắc phục bằng cách tổ chức các hoạt động cho học sinh sưu tầm.

2. Lỗi thứ hai khó sửa hơn, đó là học sinh tìm dẫn chứng rồi nhưng viết dẫn chứng không đạt. Lỗi thường gặp nhất vẫn là sa đà, kể lể. Đối với học sinh khá thì lỗi hay mắc là các em chưa biết liên kết dẫn chứng với các lí lẽ và với vấn đề nghị luận. Nguyên nhân của lỗi thứ hai này là do các em viết đoạn văn một cách bản năng, chưa có sự hình dung về trật sự sắp xếp ý cũng như mối liên hệ giữa các ý trong mạch lập luận của mình.

Bài viết này gợi ra một hướng khắc phục lỗi thứ hai. Thông qua việc phân tích đoạn văn mẫu của học sinh giỏi, bài viết giúp học sinh nhận ra trình tự sắp xếp ý thường có của một phần bàn luận - chứng minh trong bài nghị luận xã hội, để từ đó học sinh rút ra những cách triển khai phù hợp.























VỀ BA LẦN CHẾT CỦA CHÍ PHÈO - phần 1



Rốt cuộc thì Chí Phèo đã chết bao nhiêu lần?

Có người sẽ cho rằng câu hỏi này vô nghĩa lý. Bởi kể từ khi kiệt tác Chí Phèo ra đời, in hằn trong tâm thức người đọc vẫn đau đáu một câu hỏi “Ai cho tao lương thiện” và cái chết thảm khốc của Chí Phèo ở cuối tác phẩm. Vả lại, đời người có thể chết được nhiều hơn một lần sao?


Nhưng không. Chí Phèo chết hơn một lần. Soi chiếu vào quan niệm về hai hình thức của cái chết được Amos Goldberg gợi ra trong bài viết “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết”, ta có thể nhận ra Chí Phèo đã chết hai lần trước khi kết thúc sợi chỉ sinh mệnh của mình. Mà cái chết cuối cùng là sự lựa chọn để chống lại hai cái chết hư vô hóa ý thức chủ thể, tức là chết đi để được sống.






TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2010/11/10/amos-goldberg-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%B1-s%E1%BB%B1-va-hai-hinh-th%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-cai-ch%E1%BA%BFt-ph%E1%BA%A7n-1/

https://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2010/11/11/amos-goldberg-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%B1-s%E1%BB%B1-va-hai-hinh-th%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-cai-ch%E1%BA%BFt-ph%E1%BA%A7n-2/

http://thuykhue.free.fr/stt/t/ttdinh01.html

http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-hien-sinh/doi-net-ve-chu-nghia-hien-sinh_15.html

http://dongtac.hncity.org/?Triet-hoc-hien-sinh-trong-giao-duc-hoc-hien-dai

http://www.sachhay.org/diem-sach/ChiTiet/2903/tu-truong-hop-doan-minh-phuong-nghi-ve-van-hoc-chan-thuong-o-viet-nam-va-quan-diem-nghien-cuu

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Lyluanvanhoc/tabid/104/newstab/301/Default.aspx

https://www.facebook.com/pg/phuongkhanh2803/photos/?tab=album&album_id=1764015927222298

http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-hien-sinh/doi-net-ve-chu-nghia-hien-sinh_15.html

CÔNG VIỆC BẾP NÚC CỦA MỘT GIÁO VIÊN VĂN - PHẦN 1: GIÁO ÁN GIẢNG VĂN


Hôm nay mình sẽ nấu món gì?

Nấu bừa là toi nha



Tâm sự to nhỏ

Hôm 17/8 trường em mời thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu về nói chuyện hướng nghiệp. Học trò em nghe xong như kiểu bùng phát trí tuệ, chuyển từ trạng thái 5 hôm ước mơ 5 nghề sang lên kế hoạch cụ thể cho công việc. Riêng em thì thấy con đường đi của mình về nghề đến giờ phút này, tạm gọi là không sai.

Lai nói đến lũ học trò cưng của em. Hàng năm khi nhìn đám học sinh có năng khiếu về văn chọn nghề, xu hướng thường thấy vẫn là:

1. Báo chí

2. Truyền thông

3. Sư phạm Văn

Hahaha làm nhớ đến em năm xưa. Cũng chọn: 1 - báo chí vì có vẻ ngầu. 2 - Sư phạm Văn. Sau chọn đi Sư phạm vì thần tượng cô yêu, muốn được như sư phụ của mình. haha.

Bài viết này viết ra coi như một phép thử để loại suy một trong ba xu hướng trên, để có cái nhìn tương đối xem các em có hợp/ không hợp làm giáo viên Văn.

Cái thứ hai em muốn, qua bài viết này, thay lời muốn nói cho thắc mắc của một số bạn về nghề của em:

1. Tại sao bọn giáo viên chúng em suốt ngày than khổ và đòi tăng lương thế?

2. Tại sao một số giáo viên thì bù đầu bù cổ làm giáo án suốt ngày và số khác thì chẳng bao giờ làm giáo án?

3. Tại sao giáo viên thường ngại xin giáo án của người khác và không muốn gửi cho ai giáo án của mình, dẫu rằng có thể thoải mái chia sẻ ý tưởng?

4. Tại sao giáo án mẫu trên mạng thì nhan nhản mà chả cái nào xài được?

Vân vân và vân vân, rất nhiều câu hỏi về giáo viên Văn các bạn sẽ tự trả lời được khi xem bài viết này.