VỀ TÁC PHẨM "THUẬT XỬ THẾ ẤN ĐỘ" (PHẦN 3)



II. Nghệ thuật của Panchatantra
Nghệ thuật
Phân tích
Ví dụ
Miêu tả tâm lí nhân vạat
Đặc sắc, tinh tế, khái quát lên những kiểu ng khác nhau trong xã hội.
Truyện bốn chàng người Bà La Môn đi tìm của cảiè 4 người đại diện cho 3 cách sống è Tâm lý khác nhau: hành động khác nhau: kết cục khác nhau.
Xây dựng hình ảnh mang tính biểu trưng
Các hình tượng ẩn dụ có ý nghĩa biểu trưng sâu sắc
Con chim hai đầu è Mỗi đầu chim tượng trưng cho cá thể người, nhưng cả con chim lại tượng trưng cho xã hội è MỐi quan hệ giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và tập thể.
Các câu triết lý sâu sắc có sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ sống động.
Tăng sức thuyết phục è Chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
 “Trong thế giới này, những người tốt, thủy chung, quảng đại và giàu có, xoa dịu những khổ đau của con người thạt là hiếm hoi, như những cụ m mây bất động trên trờii cao đầy nước và đem lại sự mát mẻ”
“Một người thuộc hạ có thể trở thành thượng thư nếu biết nịnh vua. Một thượng thư cũng có thể trở thành thuộc hạ nếu không biết nịnh bợ”.
“Ba người hái những hoa vàng của trái đất: đó là kẻ dũng cảm, người có học thức, người biết phục vụ”.
“Bầy tôi bỏ một ông vua vì ba lí do: khi bị cư sử như cấp dưới, khi kẻ ngang hàng với anh ta thiếu kính trọng anh, khi anh ta không ở vào chỗ xứng đáng.”

Nghệ thuật xây dựng nhân vật
-Nhân vật đa dạng mọi thành phần: thần, người, động vật…
-Tên, tuổi mang ý nghĩa khái quát tính cách
-Lời thoại nhân vật có hai chức năng: bộc lộ tính cách nhân vật; công cụ cho nghệ thuật truyện lồng truyện (nv dùng lời của mình để kể câu chuyện khác)

-Tên nhân vật mang ý nghĩa:  Quạ và Cú, vua quạ tên có ý nghĩa là “Kéo màu mây” è gợi đến màu lông của loài quạ, cũng như gợi đến tình hình hiện tại của loài quạ là phải trốn tránh kẻ thù, màu mây đen cũng gợi đến điều gì mờ ám è Phương thức mưu mẹo mà vua quạ dùng để thắng cú.
Vua cú có tên là “Đè bẹp kẻ thù” è Thể hiện quyền uy của vua cú, đồng thời thể hiện được ưu thế của loài cú so với loài quạ ở đầu truyện.
Ngôi kể:
Đa số là ngôi thứ 3

Ngôi 1 xuất hiện rất ít (mèo, chim sẻ, thỏ - quyển 3)

Tình huống truyện
Truyện ngắn gọn, tình huống cũng ngắn gọn nhưng độc đáo, bất ngờ, để từ đó bài học bật ra.
Tình huống bất ngờ, tình cờ: chuyện chàng gù, chàng mù, cô gái 3 vú.

Tình huống độc đáo, lập đi lập lại mang tính chất so sánh đối chiếu: chuyện 4 ng Bà La Môn đi tìm của báu è Tình huống gợi đến cốt truyện mang tính chất motif lặp lại của cổ tích.

Có tình huống nghịch lý: người bà là môn và con sư tử. Người tài năng có khả năng hồi sinh sinh vật đã chết è thiếu kiến thức thực tế nên bị nó giết chết. Người bình thường, bị khinh thường, thì lại có kiến thức thực tế nên sống è bài học rú ra: “KHôn cũng chết, dại cũng chết, biêst là không chết”

Tình huống kịch tính: Cuộc chiến sinh tồn một mất một còn của Cú và Quạ.

III. NGHỆ THUẬT TRUYỆN LỒNG KHUNG VÀ TRUYỆN LỒNG TRUYỆN.
a)                Khái niệm
Kiểu truyện khung(frame story hay frame narrative, frame tale) là kiểu truyện mà tác phẩm là một câu chuyện dài có khả năng hàm chứa trong bản thân nhiều truyện kể khác được liên kết lại. Một câu chuyện có mở đầu và kết thúc đóng vai trò là truyện trung tâm (main story) hay còn gọi là truyện nền (basic story) để tạo nên một khung truyện làm cơ sở cho những truyện kể khác có thể kết nối, tập hợp lại với nhau theo cấu trúc truyện lồng truyện để từ đó tạo nên một tác phẩm có dung lượng lớn và nội dung phong phú

Kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc.

b)                Biểu hiện của truyện lồng khugn và truyện lồng truyện trong Panchatantra
-                     Kết thúc của truyện này, nhân vật sẽ có lời mở đầu và cũng chính nhân vật đó sẽ kể tiếp câu chuyện tiếp theo.
-                     Có những câu chuyện lồng hẳn vào nhau, câu chuyện chính diễn ra một nửa, đến đoạn cao trào, nhân vật trong truyện sẽ kể trọn vẹn câu chuyện thứ 2, kết thúc câu chuyện được kể, các nhân vật trong câu chuyện chính giải quyết mâu thuẫn và tiếp tục lồng vào câu chuyện khác. (truyện Anh thợ gốm và nhà vua, Sư tử cái, sư tử con và chó lang con.)
-                     Câu chuyện phụ có hai chức năng:  về tư cách là một chỉnh thể thẩm mỹ, bản thân nó là một câu chuyện hoàn chỉnh, mang nội dung tư tưởng, nghệ thuật, triết lý sâu xa. Về tư cách là một lời thoại của nhân vật trong câu chuyện chính, đồng thời nó cũng góp phần vào việc thúc đẩy cốt truyện của câu chuyện chính lên cao trào.

c)                 Tác dụng của nghệ thuật truyện lồng khugn và truyện lồng truyện
-                     Trong một dung lượng giới hạn có thể truyền tải một nội dung đời sống rộng lớn, với một lượng tri thức bách khoa giàu có, phong phú. Nếu các tác phẩm truyện thường chỉ có một số lượng nhân vật nhất định, và tất cả các nhân vật này đều phải có liên quan đến nhau, thì truyện lồng khung và truyện lồng truyện cho phép tác phẩm chạm được một số lượng không giới hạn nhân vật, với một phạm vi hiện thực vô cùng rộng lớn, không giới hạn cả về không gian và thời gian. Logic mối quan hệ giữa các câu chuyện cũng rất tinh tế: câu chuyện mà nhân vật này biết, câu chuyện mà nhân vật kia biết. Các nhân vật trong các câu chuyện khác nhau gần như không có mối quan hệ trực tiếp nào, tuy vậy, câu chuyện vẫn logic, cuốn hút.
-                     Góp phần phát huy chức năng của thể loại ngụ ngôn: Dùng những câu chuyện để làm sáng tỏ những lí lẽ, những luận đề triết học è Trí tuệ uyên bác của người Ấn, nghệ thuật hùng biện thông thái, thuyết phục.



EmoticonEmoticon