“BÍ KÍP VÕ LÂM” LÀM BÀI VĂN THÊM LUNG LINH!




Nền võ học của Trung Hoa có rất nhiều môn võ nổi tiếng đặt tên theo các loài vật như: hầu quyền, hổ quyền, miêu quyền, đường lang quyền… Đối với môn văn,cũng có những bí kíp tương tự như vậy, đặt tên theo những loài cây!


1.                 Nhiều màu như hoa ngũ sắc
-              Một bài văn nghị luận thuyết phục, cũng giống như một nhà hùng biện tài ba, bí kíp hàng đầu vẫn là: sự đa dạng và linh hoạt trong giọng điệu!
-              Câu hỏi tu từ tạo cảm giác tương tác với người đọcè  bài văn thêm hấp dẫn. Thay vì khẳng định: “Tác phẩm sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc”, thì câu hỏi “làm sao ta có thể quên được một tác phẩm để lại nhiều xúc cảm trong lòng ta?” rõ ràng cuốn hút hơn.
-              Các câu cảm thán làm cho bài viết thêm cảm xúc.
-              Hai lần phủ đỉnh để khẳng địnhvới các cụm từ “không thể không”, “không thể khước từ” è Sự khẳng định một cách mạnh mẽ và đầy ấn tượng..

2.                 Sống động như hoa thiên điểu
-              Teen chắc không xa lạ gì với loài hoa này, là thực vật nhưng hình dáng của nó lại làm cho người ta liên tưởng đến những chú chim đang vỗ cánh bay lên trời è Là nó, mà không phải chính nó, đó là sự sống động mà bài văn cần.
-              Có thể dùng các phép ẩn dụ, ví von trong bài viết. Sự biến đổi phong cách của một nhà văn có thể ví với sự hồi sinh của phượng hoàng lửa; mối quan hệ giữa nghị lực và ước mơ, có thể ví với ngọn lửa và khinh khí cầu…
-              Mỗi hình ảnh ví von là một sự sáng tạo è Cần được tích lũy trong quá trình luyện tập.
-              Có thể tìm được nhiều hình ảnh đặc sắc từ các tác phẩm văn học: Chiếc hộp Pandora từ thần thoại Hy Lạp, trái tim Đankô trong truyện ngắn Maxim Gorki…

3.                 Bí kíp trầu cau: Song kiếm hợp bích
-              Trầu cau luôn đi chung với nhau thành một cặp, nhắc đến cái này người ta sẽ liên tưởng ngay đến cái kia, cũng như các tác dẫn chứng văn học, nhắc đến tác phẩm này có thể liên tưởng đến các tác phẩm khác è Sự so sánh làm bài văn thêm giá trị, ngay cả khi đề không yêu cầu!
-              So sánh quan trọng nhất là phải chỉ ra được sự giống nhaukhác nhaugiữa hai dẫn chứng.
-              Mục đích của việc so sánh: cho thấy nét riêng của từng nhà văn, sự khác biệt của từng trào lưu sáng tác, so sánh giữa hai thời kì sáng tác của một nhà văn cho thấy sự biến chuyển về phong cách è Tùy tình huống đưa ra kết luận phù hợp để bài thêm sâu sắc.

4.                 Trận pháp trúc xanh: chinh phục giám khảo khó tính nhất!
-              Các Teen là fan của phim võ hiệp hẳn sẽ bị ẩn tượng mạnh bởi những cảnh giao chiển điêu luyện và hấp dẫn trong những rừng trúc xanh ngắt, tuyệt đẹp. Bố cục từng phần của bài văn cũng ví như những đốt của cây trúc, giữa các đốt tuy nhìn thấy sự phân cách rõ rệt nhưng lại hài hòa trong một thể thống nhất.
-              Trận pháp này cần sự góp sức của các câu luận điểm. è Câu luận điểm cần ngắn gọn, rõ ý, và đặt ở đầu mỗi đoạn để người đọc dễ theo dõi.
-              Đối với bài NLXH, mỗi phần đều có một chức năng riêng è Các từ chỉ chức năng như “nguyên nhân”, “biểu hiện”, “thực trạng”, “tác hại”, “giải pháp” nên được sử dụng trong các đoạn văn. Có thể sử dụng các câu hỏi đặt ở đầu đoạn như “Là gì”, “Tại sao”, “Biểu hiện như thế nào”
-              Trận pháp đối phó với lan man, lạc đề: Để liên kết các đoạn,bài viết nên sử dụng lại các từ ngữ của đề cho è Cách tốt nhất để chắc chắn rằng mình vẫn luôn đi đúng định hướng đề bài!

5.                 Cẩn thận kẻo … “Tẩu hỏa nhập ma”!
Cũng như mọi bí kíp khác trong giới võ lâm, người luyện chỉ có thể thành chánh quả nếu với một nền tảng võ thuật tốt và có sự luyện tập chăm chỉ, đúng phương pháp! Các bí kíp trên sẽ giúp bài văn của bạn lung linh hơn, nhưng để có một bài văn tốt nhất, teen đừng quên học bài kĩ càng và cẩn thận nhé!
Chúc các sĩ tử vượt qua cửa ải môn văn để có thể “Tiếu ngạo giang hồ!” :-)




EmoticonEmoticon