GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN

Luận điểm
Nội dung
II. NỘI DUNG
2. 1. Bối cảnh xã hội NK sống
·        Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan
·        Sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt.

-      NK sinh ra dưới triều Minh Mạng, một thời quân chủ độc chuyên, Nho giáo độc tôn.
-      NK là bậc đại nho, đại quan triểu Tự Đức ở cuối mùa quân chủ Nho giáo VN.
-      Thời đại NK sống vấn đề hàng đầu là sự tồn vong của đất nước. Triều đình đã để mất nước vào tay thực dân Pháp, các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân nổi lên bị triều đinh phối hợp với bọn thực dân đàn áp.
è NK bất mãn, bế tắc với thời cuộc nên tìm ở ẩn chốn làng quê.
2. 2. Biểu hiện của tính hiện thực trong sáng sáng tác của NK

2..2.1. Hiện thực mất nước và tâm trạng đau đớn của một nhà nho yêu nước.

-Vấn đề xuất xử của nhà thơ:

+Ông xem việc cáo quan trở về là việc “dũng thoái”:

“Khả hạnh chư quân năng dũng thoái
Vị ưng nhât chức tẫn phi tài”
(Đáng mừng là bạn biết mạnh dạn lu về
Đâu phải là đối với chức vụ mình không làm nổi)

+Qua thời gian, ông càng tin tưởng vào quyết định trở về của mình:

“Thập tải bôn ba thử nhất đồ
Quy lai, ngô hạnh đắc vi ngô”
(Mộ xuân tiểu thán)


+Trong Di chúc để lại cho con cháu, nhà thơ vẫn nhắc lại việc trở về của ông:

“Đề vào mấy chữ trên bia
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”

-Hình ảnh đất nước luôn trở đi trở lại đau đáu trong thơ:

+Một loạt các cảnh đổi thay, tàn tạ, điêu linh:

“Hành mao hà xứ khởi lâu các
Già bác đãn thanh vô quản huyền
Huyền điểu quy lai mê cựu kinh
Bạch âu mộ hạ túc hàn yên”
(Hoàn Kiếm hồ)
(Nhà tranh ở nơi nào không thấy, chỉ thấy lâu đài,
Súng nổ đì đùng không nghe tiếng đàn địch
Chim cộc trở về quên mất đường cũ
Con cò tối đến trú lại đám khói lạnh).


“Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rộng ruột gan trời đất dậy,
Phá tung phiêng giậu hạ di rồi…”
(Hoài cổ)

Cổ quốc sơn hà chân thảm đạm
(Hung niên)

+ Một tiếng cuốc kêu làm não lòng, đau đớn:

“Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt tà.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước phải nằm mơ…”
(Cuốc kêu cảm hứng)

Vấn đề xuất xử:

Những năm Nguyễn Khuyến ra làm quan, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã nô ran khắp trogn Nam, ngoài Bắc. XH trải qua thời kì biến động dữ dội. Ngay trong hàng ngũ nho sĩ danh vọng đương thời, những ng có khí tiết thì treo cổ lên thành mà chết khi thất thủ, kẻ thì chủ trương lên rừng núi dựa vào địa thẻ hiểm trở của thiên nhiên để kháng chiến. Một bộ phận khác không có cái dũng cảm xả thân thì từ quan về nhà, bất hợp tác với giặc.

Nguyễn Khuyến không có dũng cảm lấy cái chết để đền nợ nước, nhưng ông cũng không tiếp tục làm quan khi đất nước rơi vào tay giặc. Ông chọn con đường từ quan về nhà. Đối với con người từng lấy việc làm quan làm con đường thực hiện lý tưởng, thì việc này đối với Nguyễn Khuyến thật không dễ.
2.2.2  Hiện thực đời sống nông thôn và nỗi khổ của người dân trong hoàn cảnh mất nước.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ gắn bó với đời sống nông thôn. Điều này đã tạo nên một vốn hiểu biết sâu rộng và tình cảm đẹp đẽ của nhà thơ với cảnh vật nông thôn.

·        Cảnh mất mùa, đời sống vất vả, túng thiếu:
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”
(Chốn quê)
















“Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay hop chợ có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét
Nếm rượu tường đến được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung”
(Chợ Đồng)


“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
Tằn tiện thế mà không khá nhỉ
Nhà trời rồi cũng mấy gian kho”
                                    (Chốn quê)





·        Cảnh lụt lội và đời sống của người dân:
“Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi”
“Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng
Chiếc thuyền len lỏi bong trăng trôi”
(Nước lụt Hà Nam)

“Tị trước Tị này chục lẻ ba
Thuận dòng nước cũ lại bao la”
“Bóng thuyền thấp thoáng giờn lên vách
Tiếng sáo long bong vỗ trước nhà”
(Vịnh lụt)


·        Cảnh than nợ: lãi mẹ đẻ lại con, nỗi khổ cực như thêm chất chồng:
“Quản chi công nợ có là bao
Nay đã nên to đến thế nào
Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bảy tính nhiều sao?”
(Than nợ)
“Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò”
(Chốn quê)
“Gạo dăm ba bát cơ còn kém
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi”
(Nước lụt Hà Nam)

·        Bọn quan lại, địa chủ ra sức vơ vét, bóc lột nông dân:

“Hoa tuyết có ý cứu dân khỏi đói,
Chuột lớn kia thù gì mà ăn lúa của ta”




-           Cuộc sống nông thôn chật vật, vất vả luôn đeo đẵng người nông dân, hết cái nghèo, cái khổ này đến cái lo, cái sầu khác. Người nông dân chốn làng quê nghèo khổ luôn bị bủa vây bởi những đói khổ, lam lũ không sao thoát ra được.


Cảnh mất mùa, đời sống đói kém:
-           Ông thấu hiểu và đồng cảm nỗi thống khổ của người dân trong cảnh đói khổ, mất mùa. Từ “vẫn” như một sự nối tiếp của bao cực khổ, bao vất vả, mồ hôi vẫn đổ ra trên đồng, bàn tay con người vẫn trộn giữa bao bùn lầy, bàn chân vẫn đạp trên đất cứng, những ngày tháng vẫn đi sớm về muộn, nắng mưa cứ mặt nắng mưa, thế mà năm nay “vẫn chân thua”. Một từ “vẫn” như lưỡi dao cứa vào bụng dạ người nông dân, năm nay lại là sự tiếp nối của năm ngoái, tác giả không chỉ vẽ ra cảnh mất mùa hiện tại, mà đó còn là quá khứ đã qua và một tương lai mù mịt, vẫn mất mùa, vẫn trắng tay, vẫn là cái đói bủa vây lấy làng quê nghèo, sự tiếp nối day dẳng của sự túng khổ trên mảnh đất lắm ruộng nhưng để đẻ ra hạt thóc sao mà khó quá.
-            
Bát cơm còn không có mà ăn, nào dám nghĩ tới mấy món hàng chợ kia, dù bình dân, dù rẻ tiền thôi nhưng vẫn cố nhịn , cố dè sẻn từng chút một. Chợ đã vắng, chợ cuối năm càng vắng hơn, những câu chuyện bỏ dở bởi món nợ cứ đeo bám, bởi sưu cao, thuế nặng, bởi bão lũ, mất mùa. Bài ca họp chợ chỉ còn khiến mọi người thắt lòng khi nghĩ đến những ngày còn lại của năm. Năm hết, Tết đến. Chẳng có gì là mong đợi cho một năm mới không đói, không nghèo, không mất mùa khi mà cái đói, cái nghèo, cái mất mùa cứ day dẳng đến ngày cuối năm và tràn sang những ngày Tết kia. Một chút mưa bụi, một chút rét cũng đủ khiến cho lòng người giá lạnh, bởi lúc bấy giờ con người ta không có thứ gì để vinh vào nữa rồi.


·        Cảnh lụt lội và đời sống của người dân:
Mỗi trận lũ đi qua, nó há chiếc miệng khổng lồ quái quỷ của mình nuốt lấy làng xóm, nhà cửa, cánh đồng lúa, ao cá, con người… cho tất cả vào trong lòng mình, không chừa thứ gì. Dòng nước mạnh mẽ cuốn phăng tất cả, cuốn  bao tài sản vật chất của con người, cuốn luôn cả những ước mơ, hy vọng mùa màng của họ. Những con thuyền làm phương tiện đi lại, cũng là công cụ để người dân giăng câu mùa nước nổi. Cuộc sống sinh hoạt cứ diễn ra trên thuyền, trên mái nhà, trên mô đất cao.
·        Cảnh than nợ:
Đời sống càng khốn cùng hơn với món nợ phải trả sau vụ mùa.Nợ nần này từ đâu mà ra? Là từ những ngày đầu vụ mùa, người nông dân vay của địa chủ, vay của quan trên, là từ những ngày đói kém khi mùa gặt chưa đến. Bài toán nợ và thuế cứ khiến cuộc sống của người dân điêu đứng. Đồng tiền lên ngôi, thân phận người lao động chỉ là cỏ cây. Người nông dân mãi mãi bị giam cầm trong vòng dây xiềng xích của chế độ phong kiến thực dân tàn ác, tham lam, bất nhân.

·        Bọn quan lại, địa chủ ra sức vơ vét, bóc lột nông dân:

Chuột lớn kia nào đâu chỉ là chuột theo nghĩa thực phá hoại mùa màng, đồng áng của người dân mà chuột lớn kia còn là những bọn nhà giàu, bọn địa chủ. Bọn chúng cũng như lũ chuột đồng cứ đến mùa lại thay nhau đến cướp thóc lúa, phá hoại mùa màng của nhân dân.
è      Nguyễn Khuyến thực sự là nhà thơ của nhân dân khi ông nhìn thấu đời sống và những nguyên nhân đẩy con người vào cảnh nghèo đói.



EmoticonEmoticon