NGUYÊN NHÂN HIỆN TƯỢNG TRÀO PHÚNG HỒ XUÂN HƯƠNG
a.1 Sự sụp đổ của xã hội phong kiến làm nảy sinh những “quái thai” của xã hội, trở thành đối tượng của bút pháp trào phúng.
Tố Hữu đã từng nhận xét: “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”, văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, hiện thực cuộc sống chính là nguồn chất liệu dồi dào làm nên nội dung tư tưởng cho tác phẩm. Do vậy, các hiện tượng văn học, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của thời đại.
Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, với sự suy tàn của giai cấp thống trị đã làm nảy sinh trong xã hội những kiểu người lố bịch, xấu xa, giả dối, đã chà đạp lên các giá trị truyền thống. Chính những mẫu người này đã trở thành đối đả kích của bút pháp trào phúng, đặc biệt là bút pháp trào phúng của Hồ Xuân Hương.
Thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và dữ dội của những mâu thuẫn chất chưa từ trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam.
Khởi đầu là những ông vua “Khoanh tay rũ áo” như Lê Dụ Tông, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông, những ông chúa ăn chơi hưởng lạc như chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Sâm.
Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao nhất dưới triều Lê Thánh Tông (XV) thì dần dần đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy tháoi. Nội chiến phong kiến Lê – Mạc; Trịnh – Nguyễn phá hoại nguyên trọng sự thống nhất đất nước.
Thế kỉ XVIII nọi chiến không còn, nhưng thỉnh thoảng có một vài mâu thuẫn đáng kể giữa Lê, Trịnh, hoặc ngay nội bộ họ Trịnh cũng có những lục đục tranh quyền đoạt vị. Đàng Trong nạn quyền thần Trương Phúc Loan cũng gây chém giết đổ máu không ít .Đất nước không nơi đâu yên ổn.
1789, phong trào Tây Sơn – Nguyễn Huệ nổ ra với sức mạnh chưa từng thấy đã đạp tan tập đoàn vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nhà Nguyễn ở Đàng Trong thống nhất đất nước, rồi sau đó tiếp tục đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh.
1802, nhà Nguyễn dựa vào thế lực bọn địa chủ và sự giúp sức của nước ngoài lật đổ triều Tây Sơn còn non yếu, dựng nên một chính quyền cực kì phản động so với nhà Lê trước đó.
Những biểu hiện của sự khủng hoảng:
Lĩnh vực chính trị ngoại giao: giai cấp phong kiến càng trở nên phản động .Lê Chiêu Thống đang tâm rước giặc ngoại xâm về giày xéo quê hương đất nước.
Lĩnh vực giáo dục, thi cử tệ hại. Có thể dùng tiền mà mua chức vị: “cứ tứ phẩm trở xuống, ai nộp 600 quan thì được thăng chức một bậc. Còn những người chân trắng mà nộp 2800 quan thì được bổ tri phủ, 1800 quan thì được bổ tri huyện” (Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim)
Chính sách thi cử đã làm cho xã hội trở nên nhễu loạn. Đó là một xã hội mà người có tiền là có quyền cai trị, đạo đức và tài năng nghiễm nhiên bị xem thường ,mọi mặt trong đời sống xã hội đều suy thoái trầm trọng, quan lại xu nịnh, tàn bạo, trở thành tai họa cho nhân dân.
Các nhà cầm quyền phong kiến chỉ biết tranh giành quyền lợi và lao vào cuộc sống hưởng thụ. Kinh tế kiệt quệ, nông nghiệp không phát triển là hậu quả của những cuộc phân tranh và vì thế nạn đói tràn lan. Người dân phải gánh chịu hậu quả ghê gớm của gần mọt thế kỉ chiến tranh, rồi lại còn phải oằn lưng trước gánh nặng sưu thuế cho bạn quan tham ô lại ,đã đau thương vất vả lại trăm nghìn đau thương vất vả hơn nữa.
a.2 Sự biến chuyển hệ tư tưởng phong kiến và sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đánh dấu sự xuất hiện mãnh mẽ cái tôi cá nhân trong văn học.
Thế kỉ XVII, do sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa giản đơn và do mở rộng việc buôn bán với các thương nhân phương Tây, Trung Quốc và nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp mà sự lưu thông trao đổi hàng hóa đã được tăng cường và tiền tệ đã bắt đầu có vai trò quan trọng trong đời sống .Xuất hiện tầng lớp mới: tầng lớp thương nhân, thợ thủ công…
Sinh hoạt mua bán đã li khai quan hệ sản xuất phong kiến. Cuộc sống của tầng lớp này là đi đây đi đó tiếp xúc nhiều kể cả với người ngoại quốc nên tư tưởng của họ tương đối tự do phóng túng hơn những ng khác . Họ bắt đầu thấy lễ giáo phong kiến là lạc hậu, Nho giáo phong kiến là trái tự nhiên, là kiềm kẹp, bất công với con người.
Sự có mặt của tầng lớp thự dân cũng như sự phát triển của đô thị phong kiến thời kì này là mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cũng là mọt trong số những nhân tố trực tiếp tác động đến xu hướng chống phong kiến đòi quyền sống, đòi quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản ngã, khẳng định cá tính của con người xã hội lâu nay bị đè nén, bức bối nặng nề . Đây chính là nhân tố góp phần làm thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội.
Sự thay đổi ý thức, tư tưởng xã hội thể hiện ở sự phá sản chưa từng thấy của hệ ý thức phong kiến Nho giáo:
Bao nhiêu nguyên tắc đều bị vi phạm trắng trợn trước hết từ trong cung vua phủ chúa, nơi ngự trị những khuôn vàng thước ngọc của chính quyền phong kiến “tam cương, ngũ thường” của Nho giáo bị suy sụp một cách thảm hại: tôi giết vua, con hại cha, tớ phản thầy, anh em giết lại nhau vì ngôi báu, tước vị…
Sự khủng hoảng về lí tưởng của tầng lớp nho sĩ phong kiến: hầu hết các nho sĩ quý tộc có tài năng, đạo đức chân chính đều mang một tâm trạng bế tắc, cho thấy một sự khủng hoảng về lí tưởng (Nguyễn Du, Cao Bá Quát…)
Thời kì này bắt đầu thấy bóng dáng cái tôi của cá tính trong tư cách ngang tàng, phóng túng (Phạm Thái, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…)
Tóm lại, sự khủng hoảng ý thức, cộng với sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đã tạo điều kiện thức tỉnh cái tôi cá nhân khá mạnh mẽ. Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân, cùng với việc nhận thức được giá trị bản thân, khao khát đòi hỏi sự tự do, đã nhận ra được bản chất kìm kẹp con người của hệ tư tưởng phong kiến, đồng thời cảm thấy khó chịu, bất mãn trước những loại người xấu xa, đồi bại – những sản phẩn của mọt xã hội đang trên đà sụp đổ. Đó chính là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của bút pháp trào phúng vào thời kì này.
b) Cái tôi Hồ Xuân Hương
Bên cạnh nguyên nhân khách quan là bối cảnh xã hội, thì hiện tượng trào phúng của Hồ Xuân Hương còn xuất phát từ chính bản thân tính cách của nữ sĩ này. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ khát khao sống, là một con người tài hoa, học rộng biết nhiều nhưng cuộc đời có lắm bi kịch. Trước cảnh xã hội hỗn loạn với nhiều biến tướng, con người ấy làm sao có thể nhắm mắt làm ngơ, làm sao có thể để yên cho những điều sai trái cứ mặc nhiên hoành hành. Cái tôi khao khát sống mãnh liệt tài hoa của Hồ Xuân Hương, chính là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng trào phúng Hồ Xuân Hương. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội.
Cái tôi Hồ Xuân Hương trong thơ biểu hiện cũng rất đa dạng:
Cái tôi ấy khẳng định mình ở ngôi thứ nhất, bộc lộ thái độ riêng và cách ứng xử của bản thân:
“Này này chị bảo cho mà biết”
(Trách Chiêu Hổ)
“Thiếp bén duyên chàng có thể thôi”
(Khóc Tổng Cóc)
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
“Này này chị bảo cho mà biết”
(Trách Chiêu Hổ)
“Thiếp bén duyên chàng có thể thôi”
(Khóc Tổng Cóc)
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Hiện tượng xưng tên là một hiện tượng khá lạ và độc đáo trong thi pháp trung đại, tách khỏi cái phi ngã của thi pháp để khẳng định cái tôi cá nhân:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
(Mời trầu)
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
(Mời trầu)
“Thân này” cũng được sử dụng nhiều:
“Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!”
“Thân này ví biến dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”
“Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!”
“Thân này ví biến dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”
Khi bà hóa thân vào tình cảnh của người khác, xưng tôi nhưng là nói hộ tâm trạng của người khác:
“Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang”
(Không chồng mà chửa)
“Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo
Dau cầu thiếp biết trao ai nhẽ…”
(Bỡn bà lang khóc chồng)
“Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang”
(Không chồng mà chửa)
“Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo
Dau cầu thiếp biết trao ai nhẽ…”
(Bỡn bà lang khóc chồng)
Khi bà hóa thân vào sự vật thì cái tôi cũng hiện lên với những đặc tính, tính chất của sự vật:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước)
“Thân em như quả mít trên cây”
(Quả mít)
“Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”
(Ốc nhồi)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước)
“Thân em như quả mít trên cây”
(Quả mít)
“Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”
(Ốc nhồi)
Nhìn chung, cái tôi Hồ Xuân Hương biểu hiện trong thơ có những đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, Dễ đồng cảm với những đối tượng tầm thường, nhỏ mọn như loài ốc, quả mít, bánh trôi nước, cái quạt, đồng tiền hẻm . Ở đây sự đồng cảm có hai mặt, vừa bộc lộ nỗi buồn thân phận nhỏ bé, bi kịch, những khao khát chưa được thỏa nguyện… nhưng từ đó lại làm bật lên “phép thắng lợi tinh thần” ngoa dụ sức mạnh tiềm ẩn và phẩm giá của các sự vật được miêu tả, cũng như từ đó làm bật lên phẩm giá của con người.
Thứ hai, Dễ chạnh lòng với những cảnh ngộ trớ trêu, không như ý, thậm chí đắng cay, chua chát: Tâm trạng đau thương trong ba bài Tự tình, khát khao hạnh phúc trong Mời trầu, thân phận hẩm hiu của người phụ nữ (Làm lẽ, Không chồng mà chửa), cảnh ngộ của những đàn bà góa bụa…
Có sự chú ý đặc biệt sắc sảo đến những “mặt người dị dạng” của xã hội: lũ quan lại, sư hổ mang lũ học trò dốt, những kẻ giả dối, tàn nhẫn… (Vịnh cái quạt, Thiếu nữ ngủ ngày, Mắng học trò dốt – I, II…)
EmoticonEmoticon