I. Thế nào là chất liệu nghệ thuật, đặc điểm của chất liệu nghệ thuật.
- Chất liệu nghệ thuật là yếu tố vật liệu, vật chất hàng đầu và cốt yếu nhất được dùng để làm nên tác phẩm văn học, tức là thể hiện ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ. Ví dụ: âm thanh cho âm nhạc, màu sắc đường nét hình khối cho hội họa và ngôn từ cho văn học…
- Nhờ chất liệu nghệ thuật, nghệ sĩ mới khách thể hóa được các hình tượng hình thành trong trí tưởng tượng của mình, tạo cho chúng một vỏ ngôn ngữ (ngôn ngữ nghệ thuật). Việc nghệ sĩ phụ thuộc và chất liệu nghệ thuật trong sáng tạo thể hiện ở chỗ anh ta không thể không tính đến những đặc tính, những khả năng, tính quy luật vốn có của các chất liệu được sử dụng.
- Các tác phẩm nghệ thuật vốn là những thực thể tinh thần, chúng chỉ tồn tại trong các chất liệu, thông qua các chất liệu chứ bản thân nó không phải một khối chất liệu nghệ thuật. Chất liệu nghệ thuật chỉ là sự khách thể hóa cái thực thể tinh thần, tức tác phẩm nghệ thuật, để công chúng có thể đón nhận nó.
- Việc tìm ra cách xử lí mới đối với chất liệu nghệ thuật tạo ra các thủ pháp, phong cách, các trường phái, thể loại khác nhau trong nghệ thuật.
II. Khái niệm ngôn từ.
- Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả các phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của nó.
- Do ngôn từ và lời nói vốn lấy câu làm cơ sở nên nó tương ứng với hình thức tạo hình và biểu hiện trong văn học, ứng với sự phản ánh các tương quan, quan hệ của đời sống hiện đại. Thông thường, người ta nói đến chất liệu của văn học là nói đến ngôn ngữ. Đó là nói thêo tập quán có trước phân biệt khoa học, nhưng không phải là sai. Tuy nhiên muốn chính xác phải gọi chất liệu đó là lời nói, bởi vì không phải từ vựng trong ýnghĩa từ điển hay các ý nghĩa về ngữ âm ngữ pháp, tư từ tạo thành chất liệu của hình tượng văn học. Ngôn từ của văn học đa dạng hơn, đó là câu, sự kết hợp các từ và ngữ tạo thành đơn vị của lời nói, và văn bản, một cấu trúc trên câu có khả năng phản ánh các yếu tố hiện thực trong mối liên hệ, tương quan lẫn nhau. Từ trong các quan hệ đó, các tiềm năng thẩm mý của từ mới phát huy đầy đủ. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục đích nghệ thuật.
III. Tính hình tượng của ngôn từ
- Khả năng nghệ thuật của ngôn từ thể hiện ở tính hình tượng của nó.
- Tính hình tượng là gì?
o Tính hình tượng là cái khả năng gợi những hình tượng nghệ thuật, đưa ta thâm nhập vào thế giới của cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi đạt được.
- Biểu hiện của tính hình tượng là gì?
o Các loại từ “hình tượng”: tượng thanh, tượng hình, mô tả trạng thái, cảm giác…
o Phương thức chuyển nghĩa của từ: ví von, ẩn dụ, hoán dụ è Khả năng của ngôn từ trong việc soi sáng một vật này lên một vật khác.
o Thể hiện hiện thực cuộc sống: bất kì lời nói, lời viết nào cũng có thể xem như là một chi tiết của cuộc sống, bộc lộ những bản chất sâu kín của đời sống khác với nội dung trực tiếp của lời nói. èChất liệu ngôn từ không phải là yếu tố hình thức thuần túy mà còn màng yếu tố nội dung
§ VÍ dụ: Nhân vật hoàng đọc Tam quốc chí diễn nghĩa đến chỗ khoái chí liền vỗ đùi kêu lên: “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo” è Quan niệm sùng bài cá nhân trong lịch sử.
o Thể hiện đặc tính chủ thể lời nói: Ngôn từ có khả năng thể hiện nhiều mặt của chủ thế lời nói èTa có thể nhận ra hình tượng nhân vật hay hình tượng người kể chuyện èĐó là khả năng nghệ thuật của ngônt ừ xét như một phương tiện biểu đạt và như một đối tượng miêu tả.
EmoticonEmoticon