ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM, NGỮ NGHĨA, CÚ PHÁP, NGỮ DỤNG CỦA NGÔN TỪ VĂN HỌC




1.                  ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM NGỮ NGHĨA CỦA NGÔN TỪ VĂN HỌC
a)                  Đặc trưng ngữ âm của ngôn từ văn học
-                      Phương diện ngữ âm của văn học bao gồm: âm, thanh và điệu. Âm gồm nguyên âm phụ âm và vần. Thanh gồm thanh diệu bằng, trắc, trầm, bổng. Điệu gồm sự phối hợp âm, thanh, tiế tấu tạo ra sự nhịp nhàng khoan thai hay gấp gáp, dồn dập thể hiện tình cảm trong văn  học.
-                      Vần có thể là yếu tố đánh dấu câu thơ (đơn vị nhịp điệu), tạo liên kết giữa các câu thơ (vần lưng), hoặc các từ trong câu. Vần cũng có tác dụng gợi tả, biểu cảm (vần luyến láy).
-                      Thanh điệu bằng trắc trầm bổng là yếu tố quan trọng của nhạc điệu.
-                      Những biện pháp song thanh, điệp vận, những từ đồng âm khác nghĩa, những từ láy, những phép láy đầu, cách gieo vần liền, vần ôm, vần cách đều có giá trị tạo nhạc cảm cho câu thơ.
-                      Tiết tấu là quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lại, làm cho câu văn nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, dài hay ngắn. Tiết tấu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thơ và văn xuôi. Nhịp điệu lời văn gắn chặt với cường độ và đường nét của nhịp tình cảm rung trong lòng người.
b)                  Đặc trưng ngữ nghĩa  ngôn từ của văn học.
-                      Ngôn từ văn bản tuy có cội nguồn từ ngôn từ của đời sống thực tế nhưng về bản chất nó là ngôn từ nghệ thuật khác hẳn với ngôn từ thực dụng hay ngôn từ khoa học.
-                      Ngôn từ văn học thường mang tính chất nội chỉ (hàm ý). Ý nghĩa nội chỉ gắn với xây dựng hình tượng hư cấu, tưởng tượng. Nhưng cách xưng hô trong thơ cũng không phải là những cách xưng hô đời thường.
-                      Từ ngữ văn học có tính chât đa nghĩa, tính chất mơ hồ. W.Empson: “Tính đã nghĩa: nghĩa bề mặt và nghĩa bề sâu. Nghĩa bề mặt là nghĩa đen, rõ ràng, khá xác định. Nghĩa bề sâu là nghĩa ngoài lời nói hoặc nghĩa được che giấu, thường hàm súc, kín đáo, không xác định, co dãn, thậm chí có nhiều nghĩa, giải thích thế nào cũng thông, không loại trừ nhau”.
o        Các kiểu nghĩa của từ:
§     Nghĩa song quan: Thể hiện ở những hình tượng kép (Bánh trôi nước, tiến sĩ giấy). Một nhánh của nó là nghĩa mỉa mai (irony) – ý nghĩa bề sâu trái ngược hẳn với ý nghĩa bề mặt.
§     Nghĩa ví von hoán dụ ẩn dụ: Lợi dụng chỗ giống nhau của hai sự vật khác nhau, mượn sự vật này làm nảy sinh ý nghĩa của sự vật khác.
§     Nghĩa lấp lửng: Hiểu thế nào cũng được. Ví dụ : “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” –“sương” là sương của đất trời hay là nước mắt mờ nhòa trên khóe mi? Hiểu thế nào cũngđược.
§     Nghĩa ngoài lời: Xuất hiện tại chỗ trống của nghĩa mặt chữ, nghĩa mặt chữ không khêu gợi mà chỉ do người đọc tự cảm nhận thấy.
o        Tính đa nghĩa có được có khi còn do sự bỏ bớt ngữ cảnh tạo nên.
§     Ngữ cảnh là điều kiện để người đọc hiểu rõ ý nghĩa của từ nhưng tác giả cố ý tỉnh lược ngữ cảnh.
c)                  Ngữ cảnh và ngữ nghĩa trong văn bản văn học.
-                      Ngữ cảnh là môi trường giao tiếp trong đó từ ngữ, câu văn, đoạn văn, bài văn xuất hiện và có ý nghĩa.
-                      Có ba loại ngữ cảnh:
o        Ngữ cảnh ngôn từ: chỉ câu văn, đoạn văn, bài văn.
o        Ngữ cảnh tình huống: Bao gồm con người, tính cách, cảnh vật, sự kiện thời đại mà giao tiếp diễn ra trong đó.
o        Ngữ cảnh văn hóa:  Ngữ cảnh do phong tục tập quán truyền thống văn hóa tạo nên.
2.                  ĐẶC TRƯNG TỪ NGỮ, CÂU VĂN VÀ VĂN BẢN NGÔN TỪ VĂN HỌC
a)                  Đặc trưng từ ngữ và ý tượng
-                      Từ ngữ trong văn học thường đạc thù trong các phương thức kết hợp, cắt tỉa, cấu tạo lại. Người ta gọi là từ lạ hóa, tức là ngôn từ được tạo ra bằng thủ pháp “gây trở ngại” nhằm chống lại cơ chế “tự động hóa” của cảm thụ. Lạ hóa làm cho người ta cảm thụ sự vật được nói tới như ban đầu.
-                      Từ ngữ trong văn bản nghệ thuật thường có cách tổ chức, kết hợp đặc thù, không có trong từ ngữ thực dụng. Từ ngữ  văn học là vật đối ứng của tâm lý học, phản ánh tâm lý của người viết, của xã hội, của dân tộc.
b)                  Đặc trưng về câu văn, đoạn văn:
-                      Câu là sự biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý. Câu là sản phẩm của phát ngôn, luôn mang đặc trưng của chủ thể phát ngôn: điểm nhìn, nhân xưng, ngữ điệu và giọng điệu. Dovtoievsski: “Mỗi phát ngôn đều có tác giả của nó, và trong bản thân lời phát ngôn ta nghe thấy tiếng nói của tác giả, là kẻ sáng tạo ra nó, chúng ta vẫn nghe thấy trong đó một ý chí sáng tạo thống nhất,  một lập trường nhất định có thể gây phản ứng hội thoại.” è Câu văn mang đậm sắc thái chủ quan cá tính con người.
-                      Lời của chủ thể trữ tình không đồng nhất với lời nhà thơ, lời kể chuyện không đồng nhất với lời của tác giả. Đó không phải là lời thốt ra từ tình huống giao tiếp của thực tế, mà thốt ra từ thế giới tinh thần,từ cõi tưởng tượng.
-                      Do tính chât nghệ thuật mà câu văn có thể vô nhân xưng như trong thơ cổ,có thể đặt ngược, để vị ngữ lên trước, có thể có một giọng hoặc nhiều giọng.
c)                  Văn bản nghệ thuật
-                      Văn bản nghệ thuật là chỉnh thể ngôn từ có cấu trúc đặc biệt: Giống như mọi văn bản, văn bản văn học có mở đầu, có kết thúc, có thống nhất về chủ đề.
-                      Nhưng văn bản văn học có những đặc trưng khác biệt.
o        Một là, chủ thể lời viết, lời nói là sản phẩm của sáng tạo nhưng không đồng nhất với tác giả thực tại. 
§     Tác giả là một nhưng chủ thể trữ tình hay nhân vật kể chuyện có thể là nhiều người, tác giả có thể phân thân thành nhiều vai.
o        Hai là, văn bản văn học không chỉ trực tiếp biểu hiện bằng lời nói mà còn chủ yếu bằng hình tượng.
§     Lời văn là của hình tượng, hình tượng giao tiếp với người đọc một cách gián tiếp thông qua tưởng tượng. Do đó khi đọc tác phẩm người đọc bắt buộc phải đặt mình vào thế giới tưởng tượng, ở một không gian thời gian tưởng tượng khác với không gian thời gian thực tại mà mình đang sống.
o        Ba là, hình tượng văn học giúp người đọc thoát khỏi ngữ cảnh trực tiếp để nhập thân vào ngữ cảnh tưởng tượng è Liên hệ thực tại ở mức độ khái quát hơn, triết lý hơn.



EmoticonEmoticon