VẺ ĐẸP TÂM HỒN CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (CHINH PHỤ NGÂM) - PHẦN 2



VẺ ĐẸP CỦA TRÍ TUỆ



1. Những suy nghĩ thấu đáo về thời cuộc
Không dừng lại ở đó, nét đẹp tâm hồn của người chinh phụ còn được thể hiện qua trí tuệ và những suy nghĩ, nhận xét tinh tế về thời cuộc. Người chinh phu trong tác phẩm chính là một người“ trung quân” tiêu biểu, chàng hoàn toàn tự giác chấp hành mọi mệnh lệnh của nhà vua; xem cuộc chiến đấu này là vinh dự lớn lao, ra trận với bao ước mơ, hoài bão công danh. Chàng không đủ tinh tế để nhận ra cuộc chiến ấy hoàn toàn vô nghĩa và công danh, phú quý chỉ là mờ ảo, huyền hoặc che mờ lí trí. Trên thực tế, chàng đang phải dấn thân “vào nơi gió cát”, đang phải chịu đựng muôn vàn khổ ải về thể xác lẫn tinh thần. Cứ thế, chàng kiệt quệ dần để rồi cuối cùng chạm trán với cái chết ghê rợn. Nhưng dù cái chết có đến thật gần thì chàng vẫn không tự ý thức được tấn bi kịch của đời mình, vẫn chấp nhận mà không biết đang bị dối lừa đến khi chết.
  Người chinh phụ ban đầu cũng hòa chung lí tưởng ấy với chồng nhưng rồi nàng dần nhận ra tính chất của cuộc chiến phi nghĩa ấy. Chiến trường không phải là nơi để người chinh phu góp sức cho đời, cũng không phải là nơi chàng lập công ghi danh muôn thuở, mà đó là địa ngục trần gian. Vì chiến tranh mà bao gia đình phải li tán, bao người vợ mất chồng,  mẹ mất con, con nhỏ bơ vơ vì mất cha. Vì chiến tranh mà bao thảm họa ập xuống cuộc sống của con người, chính chiến tranh đã cướp đi cái quyền sống, quyền hạnh phúc, phá tan bao gia đình. Bằng chính cuộc sống của bản thân, đời sống nội tâm tràn ngập đau buồn của người chinh phụ đã phản ánh đầy đủ và chính xác nhất thực trạng đời sống bi thương mà con người đang phải gánh chịu. Phận nữ nhi như nàng còn có thể nhìn ra bộ mặt thật của chiến tranh thế mà chồng nàng và nhiều người khác chẳng nhận ra.
  Hơn thế nữa, người chinh phụ cũng đã nhận ra một sự thật: giấc mơ vinh quang của người chinh phu chỉ là hư ảo, còn nỗi đau khổ vô cùng tận, sự chia li mất mát, sự phí hoài tuổi xuân của vợ chồng nàng, gia đình nàng là sự thật. Chồng nàng chiến đấu cho vua chúa nhưng trên thực tế, bọn vua chúa có thèm ngó ngàng tới những nỗi cơ cực, truân chuyên của nhân dân đâu. Chỉ có những người như nàng, chồng nàng, gia đình nàng mới phải dối diện và nhận lấy những hậu quả tang thương kia. Đối lập với cảnh chiến tranh phi nghĩa là giấc mơ đan lên hạnh phúc của người chinh phụ:
Xin vì chàng thay bào cổi giáp
            Xin vì chàng rũ lớp phong sương.
            Vì chàng, tay chuốc chén vàng,
            Vì chàng, điểm phấn, đeo hương não nùng.
Và:
Liên ngâm, đối ẩm từng phen,
            Cùng chàng lại kết mối duyên tận già.
  Trong sự đối lập của chiến tranh với hòa bình, người chinh phụ đã rất tinh tế khi nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh. Nhưng sâu sắc hơn, nàng đã hiểu ra chân lí:“ hòa bình là điều kiện tiên quyết của hạnh phúc con người, hạnh phúc lứa đôi; chiến tranh là hung thần phá tan hạnh phúc ấy”. Đó là chân lí, đó là sự thật vĩnh viễn không thay đổi nhưng ít ai có thể nhận ra như nàng, ngay cả chồng nàng cũng lại vướng vào vòng luẩn quẩn lợi danh để rồi tự mình chuốc lấy đau khổ. Từ việc nhìn nhận ra sự thực ấy, nàng đã mơ ước cuộc sống xum vầy, chẳng cần công danh phú quý chỉ cần gia đình cùng đoàn viên, hạnh phúc. Ước mơ của nàng cũng là ước mơ của cả thời đại, mong muốn một cuộc sống yên bình, không còn chiến tranh đau khổ. Suy nghĩ ấy của người chinh phụ dường như vượt lên trên thời đại lúc bấy giờ và càng tôn lên sâu sắc nét đẹp trí tuệ của người phụ nữ có học vấn. Tâm hồn ấy trở nên đẹp hơn, sâu sắc hơn và vươn lên cao hơn nhờ vẻ đẹp trí tuệ của nàng. Bởi thế, ta nhận thấy rằng vẻ đẹp trí tuệ của người chinh phụ càng sâu sắc thì trong mắt độc giả, nàng như tỏa sáng gấp bội lần, vẻ đẹp dịu dàng mà sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam.
  Lần theo dòng suy nghĩ và những cảm xúc cuồn cuộn trong nàng, chúng ta không thể không thán phục khối óc mẫn tuệ và sự nhạy cảm của trái tim nàng. Người chinh phụ đã giẫm lên những giáo điều khô khan, những câu hỏi vang lên không chỉ cho thấy sự nhạy cảm trước thời cuộc mà còn bộc lộ những suy nghĩ tiến bộ, đi trước thời đại. trong hoàn cảnh cô đơn lẻ loi, phải vò võ nơi phòng trống chờ chồng hoài phí tuổi xuân, nàng hiểu được cái giá của hạnh phúc lứa đôi, càng hiểu và nhận rõ bản chất của nó, nàng càng hối hận và đau khổ.Nàng hối hận vì sao nàng không ngăn cản chồng đừng màng tới vinh hoa, nàng đau khổ cho sự chia li, mất mát mà cả hai đang phải gánh chịu. Sự chia li, mất mát, sự dày vò dường như đã biến nàng thành một triết gia, nàng khẳng định hạnh phúc nơi trần thế chính là từ cuộc sống hiện tại và nàng nguyện đánh đổi tất cả để có cuộc sống ấy:
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
            Kìa loài kiến chắp cánh cùng bay.
            Liễu, sen là thức cỏ cây,
            Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền.
  Nhìn xem, chúng, loài sen, loài bướm, loài sâu chỉ là thức cỏ cây thôi nhưng chúng lúc nào cũng sánh đôi. Hạnh phúc chỉ giản đơn như vậy thế nhưng:
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
Nhìn lại hoàn cảnh bản thân, người chinh phụ bất giác xót xa thốt lên câu hỏi số kiếp. Câu hỏi như đánh vào tâm hồn, vào lòng nàng một nỗi đau cùng cực. Hỏi đấy nhưng chẳng ai trả lời và chúng ta cũng đã ngầm hiểu rằng, tất cả chỉ do chế độ phong kiến đã nỗi thời gây chiến tranh liên miên, lòng dân oán than. Khi nhận ra điều ấy, nàng hiểu tất cả đã quá muộn, và nàng đành chờ, đành mong đợi vào kiếp sau:
Thiếp xin như kiếp sau này,
  Như chim liền cánh, như cây liền cành.
Nếu nàng nhận ra điều đó sớm hơn và nếu không có những cuộc chiến tranh phi nghĩa có lẽ sẽ không có những tác phẩm tuyệt tác như Chinh Phụ Ngâm và chúng ta cũng không có gì để bàn cãi, bình luận về nó. Nhưng cuộc sống muôn đời tồn tại như thế và không có những điều“ giá như, nếu như…”. Chiến tranh phá hoại cuộc sống con người nhưng cũng nhờ chiến tranh mà người chinh phụ trong khúc ngâm đã nhận ra giá trị của hạnh phúc hiện tại, biết trân trọng cuộc sống và cao hơn là mong ước một cuôc sống hòa bình cho muôn nhà. Một cách khái quát, sự thức tỉnh của người chinh phụ cũng chính là sự thức tỉnh của thời đại để từ đó con người chung sống với nhau bằng tình người chứ không phải bằng chiến tranh. Thế nhưng, con người thường vị kỉ nên không nhận ra được những giá tri ấy, để rồi vô tình cố ý làm tổn thương nhau cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn màng. Và sự thức tỉnh của người chinh phụ tuy có muộn màng nhưng là sự bắt đầu ý thức mới của một lớp người, một thời đại. Sự thức tỉnh ấy còn đánh dấu sự cảm nhận tinh tế, nhạy bén về thời cuộc của người phụ nữ Việt Nam không đơn thuần mang nét đẹp cổ điển, truyền thống mà hòa quyện vào đó là nét đẹp trí tuệ không thua kém gì những trang anh hùng hào kiệt.

2. Nhận ra bản chất chiến tranh, hối hận không ngăn cản chồng
“Gậy rút đất ỷ khôn học chước,
Khăn gieo cầu nào được thể tiên.
Lòng này hóa đá cũng nên!
E không dọt ngọc mà lên trông lầu.
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu:
Thà khuyên Chàng đừng chịu tước phong.”
Trải qua biết bao cung bậc cảm xúc, từ nỗi thương sợ, nhớ nhung, lẻ loi, trông ngóng, sầu muộn, chán nản, mong mỏi…rồi đến nỗi ngờ vực, hối hận của người chinh phụ. Nàng thương chồng bởi sợ chồng phải chịu cảnh khổ sở nơi chiến trường, thương chồng và cũng thương cho chính bản thân mình vì sự xa cách, cô đơn, buồn tủi.
“Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng nầy nghỉ mát phương nao”
Trong những phần trước ta đã bắt gặp những câu thơ mang nặng tâm sự của người chinh phụ, mỗi dòng cảm xúc đều chất chứa tình cảm của nàng dành cho chồng. nhưng từ đoạn “Nỗi ngờ vực” trở đi,tình cảm chinh phụ có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặt ra nhiều vấn đề tư tưởng.
“Gậy rút đát ỷ khôn học chước.
Khăn gieo cầu nào được thể tiên.”
Nàng ước có được “gậy rút đất” của Phí Trường Phòng để rút ngắn khoảng cách với chồng. Nàng cũng ước có được “khăn gieo cầu” để thoát khỏi cảnh cô đơn buồn tủi. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là mộng mị, phép màu, huyền hoặc, những bùa mê của chế độ phong kiến với cái tinh thần thực tế của chinh phụ, kết quả của những đau khổ liên tiếp phải chịu đựng. Dù là bả công danh của chế độ phong kiến hay các thứ “vũ khí tinh thần” của nó, tất cả đều bất lực, vô tác dụng trước những lời than thở, oán trách của chinh phụ, của những người dân bị bọn lính phong kiến bắt đi lính.
 Người chinh phụ đã khai thác hết mọi khả năng của mình, mong làm cho bản thân mình bớt sâu, bớt khổ, mong được gặp lại chồng nhưng nhìn xung quanh bốn bức tường thì hướng nào cũng dựng lên những bức tường cao ngất ngưởng. Bế tắc đến tuyệt vọng, chinh phụ đã phải thốt lên thật cay đắng:
“ Lòng này hóa đá cũng nên!
E không giọt ngọc mà lên trông lầu”
Chinh phụ tưởng chừng không còn đủ sức chịu đựng nỗi đau, nỗi cô đơn này. Nàng sợ rằng mình sẽ trở thành một tảng đá khi cứ mãi ngóng trông mà không thấy sự trở về của chồng. Nàng cũng sợ rằng khi lên lầu đứng nước mắt nàng đã cạn kiệt, nó không còn đủ sức để chảy xuống trên gò má của người vợ ngày ngày mòn mỏi chờ chồng. Nỗi đau, sự buồn tủi của người chinh phụ không có hình khối nhưng nó cũng đủ sức lan tỏa tới trái tim đọc giả. Đọc những dòng thơ trên đôi lúc ta cũng có những giây phút khựng lại và suy nghĩ “Khúc gỗ để lâu ngày nó còn mục nát, huống gì trái tim của con người mà đặc biệt là người phụ nữ ngày ngày làm bạn với sự cô đơn sao mà không suy sụp”.
Cơn khủng hoảng tinh thần đã lên tới đỉnh điểm, con người thật trong chinh phụ đã bắt đầu cất tiếng nói. Nàng hối hận vì giấc mộng công hầu mà để chồng ra đi chinh chiến và để rồi hạnh phúc tuổi xuân lại dang dở:
“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên Chàng đừng chịu sắc phong”.
Tiếng nói của hạnh phúc thực sự của con người chợt lóe sang thì sự đau khổ đòn dập của thực tế lại ùa tới. Trong con người chinh phụ giờ đây, tình cảm riêng tư đã thắng thế phép công. Nàng đã dám phủ nhận lí tưởng công danh, đã hiểu được hạnh phúc lúa đôi có ý nghĩa hơn ấn phong hầu. Nàng không vạch ra được đích danh những kẻ thủ phạm của cuộc chiến tranh nhung nàng đã nghĩ được: “Thà khuyên Chàng đừng chịu tước phong” Câu thơ này ta có thể hiểu rằng “Chàng muốn theo đuổi tước phong của vua chua, ra đi chinh chiến nên bây giờ thiếp mới phải lâm vào bao cảnh cơ cực. Nếu như thiếp biết khuyên chàng từ chối cái tước phong đó ở lại cùng thiếp thì đâu đến nong nỗi này”.
Mặc dù chinh phụ chưa tìm ra nguyên nhân chính gây ra nỗi đau khổ của nàng. Nhưng nàng đã vạch ra được nguyên nhân trực tiếp tạo nên nỗi đau khổ đó, chính là bả công danh của chế độ phong kiến. Lời hối hận đó như công khai kêu gọi mọi người hãy tỉnh táo, hãy nhìn vào cuộc đời đau khổ của chinh phụ như nhìn vào một tấm gương bày ra trước mắt mà rút ra bài học cảnh giác cho mình, đừng để cho “tước phong” của chế đọ phong kiến mê hoặc ru ngủ. Ta có thể thấy Đặng Trần Côn rất sáng tạo trong việc đặt tứ thơ vào một khâu của toàn bộ quá trình diễn biến của chinh phụ. Ý nghĩ thà khuyên chồng đừng chịu tước phong đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ là rất có ý nghĩa vì nó coi trọng hạnh phúc, coi trọng sinh mệnh của con người. Nó có ý nghĩa phản chiếu vì nó đối lập với âm mưu thống trị, muốn dùng cái bả công danh để thúc đẩy binh sĩ, tướng tá ra trận bảo vệ ngai vàng cho chúng,làm bia dỡ đạn cho chúng. Nhưng do điểm xuất phát của chinh phụ chỉ là hạnh phúc cá nhân cho nên phản ứng của nàng chỉ có thể dừng lại ở mức độ đó.
Có thể nói rằng đén những dòng thơ này thì cảm xúc của người chinh phụ đã lên tới đỉnh điểm. Từ nỗi nhớ thương chồng đã đảy lên thành sự hối hận. Nàng hối hận vì tình yêu nàng dành cho chàng là quá lớn, tình yêu đó vượt lên cả phép công, cả thánh chỉ của vua chúa. Tình yêu dành cho chồng càng nhiều bao nhiêu thì sự coi thường bả công danh của nàng càng lớn bấy nhiêu. 
c. Khẳng định hạnh phúc trần thế là cuộc sống hiện tại
Chẳng khác gì một triết gia của chủ nghĩa nhân bản, nàng khẳng định hạnh phúc trần thế chính là cuộc sống thực tại:
“Kìa loài cùng đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài kia chắp cánh cùng bay.
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền.
Ấy loài vật, tình duyên còn thế:
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
Thiếp xin: “muôn kiếp sau nầy,
Như chim liền cánh, như cây liền cành”.
Đành muôn kiếp chữ tình, thì vậy;
Theo kiếp nầy, hơn thấy kiếp sau”.
Sống trong sự khắc khoải, nhớ mong khi người chồng đi chinh chiến, phải vật lộn với sự cô đơn, nỗi xót xa để chờ đợi chồng từng ngày. Người chinh phụ như đã tạo nên cho mình một bản nhạc đầy những cung bậc cảm xúc. Một mình đơn gối chiếc chăn tâm hồn và trái tim của người chinh phụ như trở nên nhạy cảm hơn. Thời gian xa chồng lâu ngày đem lại cho chinh phụ biết bao cay đắng, tủi nhục. Nàng không còn là cô gái trẻ mới ngày nào lấy chồng chỉ biết nhởn nhơ vui thú yêu đương, mà trái lại trong ba năm xa cach chồng nàng đã phải gánh vác nhiều trách nhiệm nặng nề:
“Mẹ già phơ phất mái sương,
Con thơ măng sữa vả đương bù trì”
Nàng thương nhớ chồng rồi nàng hờn giận, hối hận vì đã để chồng đi chinh chiến. Nhung nhớ, hối hận rồi đến những nỗi ước mong
“ Kìa loài cùng đôi đầu cùng sánh
Nọ loài kiêm đôi cánh cùng bay”.
Loài vật cũng có bạn tình, chúng luôn kề vai sát cánh bên nhau còn nàng và chồng thì hai người hai ngả. Nàng mong ước mình như chim Kiêm dù khó khăn giông bão vẫn có nhau.
Liễu sen là thức cỏ cây
Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền”.
Nàng mong ước nàng và chồng như hai búp sen nở trên một đài, như hai nhành liễu rễ và cành giao nhau, dính lấy nhau. Đọc tới những dòng thơ này thật cảm thương cho người chinh phụ, chỉ là những ước mong bình dị, được bên chồng chăm sóc cho chồng nhưng khó thực hiện được. Tiếng nói của tình yêu được tương trợ bởi tinh thần thực tế, càng trở nên sôi nổi, tha thiết lạ thường. Nó như bao trùm lấy thời gian, từ những hoài niệm “gác hương lầu hoa” của quá khứ, nỗi ngao ngán, tê tái của hiện tại khi chinh phụ lo sợ nghĩ đến tương lai, ngày “xảy ra nạ dòng” cho đến cả nỗi niềm ước mơ lãng mạn ném về tương lai, thách thức cả cái quy luật sắt đá của tử thần:
“Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung”
Nó cũng như muốn tỏa ra khắp không gian vô tận, gần thì từ những nơi “trước sân” “bên bãi” xa thì đén tận “đô Khuê triền” “chuông Bắc Đẩu” “dòng Ngân Hà”… nó nhìn thấu suốt những kẻ tài hoa, những ả Văn Quân, gã Phan Lang” và cả vận mang của muôn loài cầm thú,cả vạn vật vô tri, vô giác nữa, đẻ rồi cuối cùng cất cao tiếng hỏi:
“ Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”
Nàng khẳng định theo kiếp này hơn thấy kiếp sau nói đến yếu tố thời gian và nhất quyết theo cùng chàng, chàng đi đến đâu thiếp cũng bên canh nói đến yếu tố không gian. Trong văn học cổ điển nước ta, thật hiếm cs hững đoạn thơ sôi nổi, giàu nhiệt tình, nồng đượm ý vị tích cực lãng mạn đến như thế.
Người chinh phụ trong bài thơ này có thể gọi là tấm kiên trinh của người phụ nữ quý tộc. Nhưng phải chăng chính người ấy đã bắt gặp ở đây được tiếng nói đầy sức mạnh của quần chúng, những người đã tạo nên cả kho tàng ca dao, dân ca.
“Đành muôn kiếp chữ tình thì vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau” 
Dù tình yêu hai người có cách trở nghìn dặm, dù không được bên chồng nhưng người chinh phụ vẫn nguyện cùng chồng sánh bước hết quãng đường đời. nàng vẫn khẳng định hạnh phúc trần thế là cuộc sống hiện tại.


EmoticonEmoticon