3.4 Nghệ thuật trào phúng Giọng điệu thơ NK có sự khác biệt với Tú Xương, Hồ Xuân Hương Sự đời đến thế thì thôi nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a? · Giọng u-mua hóm hỉnh, nhẹ nhàng, kín đáo: U-mua: hài hước, dí dỏm - Mượn một hình thức tầm thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (Tiến sỹ giấy) - Hình ảnh người con gái đương thì xuân xanh: Người xinh cái bóng cũng tình tinh cũng… (Đề ảnh tố nữ) - Nét sinh hoạt dân dã: Thu vén giang sơn một cắp tròn Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn Biết chàng chỉ có ông Hà bá Mỉm mép cười thầm với nước non. (Gái rửa… bờ sông) - Đối tượng có chứa đựng mâu thuẫn gây cười nhưng vô hại: Bóng người ta nghĩ bóng ta! Bóng ta sao lại hóa ra bóng người? (Bóng đè) · Giọng chân biếm sắc sảo thâm thúy: - Châm biếm- phê phán nhẹ nhàng với thái độ nhân hậu, khoan dung, khuyên răn Giọng u-mua pha châm biếm +) lối sống nhếch nhác, luộm thuộm: Anh chẳng sang, mà cũng chẳng giàu. Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu; Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu, Nón sơn không méo cũng không tròn. Quần vải thô, ngại giặt ngả màu son, Giày cóc gặm, nhặt dây đàn khâu lấy. Phong lưu ấy, mà tình tính ấy, Đến cô đầu, vẫn thấy lả lơi bông, Xinh thay diện mạo anh hùng! (Chế ông đồ Cự Lộc) +) thói hám lợi, ky cóp: Bổng lộc như ông không mấy nhỉ ? Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây (Gửi ông đốc học Ngũ Sơn) Kết cấu đối ngẫu: “ông- tôi” Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông Nó lại lôi ông đến giữa đồng (Hỏi thăm quan tuần mất cướp) Khuyên răn: hãy, đừng, chớ Chuyện đời hãy đắp tai, cài trốc Lộc thánh đừng lừa nạc bỏ xương (Gửi ông đốc học Ngũ Sơn) Châm biếm phê phán với ý thức lật tẩy § Giọng của chủ thể phát ngôn: Vai tác giả cao hơn vai đối tượng châm biếm: Anh mừng cho chú đỗ ông Nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe. Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng, Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe. (Mừng ông nghè mới đỗ) Rõ chú hoa man khéo vẽ trò, Bỡn ông mà lại dứ thằng cu. Mày râu mặt đó chừng bao tuổi, Giấy má nhà bay đáng mấy xu? (Vịnh tiến sỹ giấy 1) § Giọng trống chủ thể phát ngôn: Con gái đời này, gái mới ngoan, Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan. Ba vuông phất phới cờ bay dọc Một bức tung hoành váy xắn ngang. Trời đất khéo thương chàng bạch quỉ Giang san riêng sướng ả hồng nhan Nghĩ càng thêm ngán trai thời loạn, Con gái đời nay, gái mới ngoan! (Lấy Tây) § Mượn giọng kẻ khác: Chót vót trên này có một tao! Nào tao có muốn nói đâu nào! Da tao xanh ngắt, pha đen trắng, Chỉ tại dì Oa vá váy vào! (Trời nói) v Châm biếm- phê phán với giọng gay găt phủ định Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc Khá khen thay làm đĩ có tông Khắp giang hồ chẳng chốn nào không. Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng. Đĩ mười phương chơi cho đủ chín, Còn một phương để nhịn lấy chồng. Chém cha cái kiếp đào hồng, Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số. Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó, Mai sau ngày giỗ có văn nôm. Cha đời con Đĩ Cầu Nôm. (Đĩ cầu Nôm) | Bắt chước hay nhại lại thơ NK là điều rất khó khăn. Cái khó là ở mạch ngần ẩn kín đằng sau những câu chữ. Ngôn từ NK bình dị nhưng chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. Đằng sau những sắc điệu, ngữ điệu, ngôn từ biểu hiện ở bề mặt è Đây là chất giọng của kẻ bề trên từng trải, thâm thúy. Vừa có ý ngông vừa có cái gì như chua xót, u uất. Tất cả hiện lên 1 cạch nhẹ nhàng, tự nhiên. è Với Nguyễn Khuyến, đó là cách biểu lộ một cách kín đáo, tế nhị và đúng tinh thần của một nho sinh, không suồng sã, ồ ạt mà vẫn tuôn trào như thác, thấm như sương. Trước khi về Yến Đổ, giọng u-mua là giọng điệu chủ đạo trong các sáng tác trào phúng của NK, chất u-mua thể hiện 1 cách hồn nhiên bản tính hóm hỉnh, thích trào lộng đùa vui của tác giả. àChỉ trích quan lại bất tài, thi nhân chỉ ví bọn này như Tiến sĩ giấy Lấy cảm hứng từ những sự kiện gần gũi, dễ bắt gặp trong đời sống hiện thực, NK đã thổi vào đó cái hồn mộc mạc của làng quê. Hệ thống hình tượng, hình ảnh, ngữ điệu được toát ra tự nhiên từ tâm hồn phóng khoáng. Câu thơ lấy ý từ câu ca dao: “ Người xinh cái bóng cũng xinh Người ròn, cái tỉnh tình tinh cũng ròn” NK khơi gợi bằng những hình ảnh tinh tế để người đọc tự suy nghĩ theo ý mình. Cái cười tủm tỉm nhẹ nhàng được mỗi đọc giả lựa chọn và thưởng thức theo cách họ lấp đầy vào khoảng trống nội dung. àNụ cười kín đáo, chọc ghẹo anh kép. (Cô Sen đang ngủ dưới nhà bị anh kép chọc ghẹo. Khi cô Sen kêu lên, NK hỏi thì anh kép chống chế bảo cô Sen bị bóng đè). Giọng chân biếm chiếm số lương lớn trong sáng tác thơ của NK và thể hiện rõ trong giai đoạn sau khi về Yên Đổ. Trào (cười), phúng (khuyên răn). Cười để mà khuyên răn. Cách xưng hô bình dân, gần gũi. Thái độ nhân hậu, bao dung Giọng: mỉa mai, hờn mát, xỏ ngọt dành cho những kẻ thùng rỗng kêu to. Sự lỗi thời và mục ruỗng về nội dung được che đậy bằng một hình thức mới mẻ, bóng bẩy. Sự coi thường, giễu cợt Khách quan Tác giả làm bài này khi đang làm gia sư cho Hoàng Cao Khải. Nhân con thứ hai là Hoàng Mạnh Trí vừa đỗ tú tài tây ở Pháp về, Hoàng Cao Khải làm tiệc mừng, mời nhiều nhà khoa bảng đến dự. Trong tiệc lấy đầu đề "Thiên hà ngôn tại!" (Trời có nói gì đâu! - chữ trong Luận ngữ) bảo các nhà khoa bảng làm thơ cho vui. Người thì nịnh bợ, người thì mỉa mai kín đáo, chỉ có Nguyễn Khuyến được mời ngồi ở hàng cao nhất, vẫn ngồi im lặng. Hoàng Cao Khải giục mãi, Nguyễn Khuyến mới đọc bài thơ này, tỏ ý khinh mạn. |
3.5 Mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình | |
3.6 Ý nghĩa tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến Xuân Diệu” “Nhà thơ trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chỉ nói bằng lời, họ ném cả trái tim họ, ném cả cuộc đời họ vào cuộc đời, cũng như nhà thơ trữ tình vĩ đại. Trong XH cũ, thơ của họ thực chất cũng là mấu và nước mặc, mực bên ngaoif cái áo trào phúng đó thôi” Giáo sư Dương Quảng Hàm đã phát biểu về tính trào phúng trong thơ của Nguyễn Khuyến như sau : “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng là bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời.” è Tiếng cười NK mang ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh. | - Phải thấy rằng, tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến hết sức đặc sắc: nó nhẹ nhàng, thâm thúy không vang lên thành tiếng nhưng hết sức sâu cay. Với nững điều ông viết ra, người đọc càng nghĩ càng thấm thía cái dụng ý sâu sắc trong lời thơ. Như vậy, những sáng tác trào phúng của Nguyễn Khuyến hầu như đã điểm mặt đủ mọi đối tượng, mọi hiện tượng đáng phê phán trong xã hôi nửa thực dân, nửa phong kiến đương thời với một hệ thống giọng điệu độc đáo, đặc sắc. - Tiếng cười Nguyến Khuyến thực sự mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Bởi lẽ, Nguyễn Khuyến làm thơ trào phúng không phải xuất phát từ nổi đau nhân thế mà xuất phát từ tấm lòng trong sạch, cao khiết của một bậc đại nho có lòng yêu nước kín đáo, thâm trầm tìm cách phản ứng lại những cái xấu xa đen bạc của thời thế. Chính nỗi đau về thời thế đã khiến tiếng cười của Nguyễn Khuyến mang đậm tình yêu nước, tâm huyết với cuộc đời. Bởi trào phúng thực chất là trữ tình mà ở đó tình yêu thương được thay bằng sự căm thù. Cụ thể ở đây, tình yêu nước, thương dân được thể hiện bằng sự ẩn giấu dưới sự phê phán cái rởm đời, lố lăng của buổi giao thời đã hủy hoại bao giá trị tinh thần tốt đẹp, quý giá cộng với sự tố cáo tội ác của bọn xâm lược vô nhân đạo. - Tiếng cười trong thơ của ông là chê người nhưng nó cũng khuyên người, những giá trị xã hội, nhân sinh trong thơ của ông dường như đã vượt qua khỏi thời đại của ông đang sống mà nó còn vươn xa đến tận bây giờ, nhắc nhở hậu thế sống tốt hơn và chắc chắn rằng những giá trị này vẫn còn sẽ tiếp tục có ích cho những thế hệ tiếp theo. |
Home
/ nghệ thuật trào phúng
/ Nguyễn Khuyến
/ thơ Nôm
/ trào phúng
/ u mua
/ Văn 11
/ Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến (Phần 2)
EmoticonEmoticon