GIỚI THIỆU VỀ THƠ


I.                   KHÁI NIỆM
Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
II.                PHÂN LOẠI
1.      Thơ trữ tình và thơ tự sự
Thơ trữ tình
Thơ tự sự
-Bộc lộ tình cảm thông qua chủ thể trữ tình (nv trữ tình)
-Nv trữ tình đôi khi biểu hiện cái tôi nghệ thuật của tác giả.
-Ngoài ra còn có các nhân vật trong tác phẩm trữ tình – đối tượng nhà thơ gửi gắm tình cảm; nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình cảm tác giả (em Lượm, mẹ Suốt, Ông đồ, người lính…)
-Thơ có cốt truyện hoàn chỉnh với nhân vật, sự kiện, cốt truyện diễn biến trong không gian,thời gian.
-Phản ánh đời sống qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
-Phân biệt thơ tự sự với thơ trữ tình có yếu tố tự sự (Núi đôi, Bếp lửa, Ánh trăng…)

2.      Thơ kịch
-          Viết ra để diễn, nhưng chủ yếu là để đọc.. Lời thoại mỗi nhân vật nói chung là khúc trữ tình hay triết lý nhân sinh. Ví dụ: Faust (Goethe), Giấc mơ (Nguyễn Đình Thi)…
3.      Thơ luật và thơ tự do
Thơ luật: Thơ tuân theo luật định. Ví dụ: Thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát…
Thơ tự do: thơ không theo luật định. Ví dụ: Thơ cổ thể, thơ bảy chữ, năm chữ hiện đại…
III.             ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ
1.      Đặc trưng về nội dung
Đặc trưng

Thơ là sự bộc lộ một cách mãnh liệt tình cảm đã được ý thức
- Tình cảm trong thơ bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu).
- Tình cảm trong thơ là tình cảm mạnh mẽ: Sự giày vò, dữ dội bên trong, sự rúng động tâm hồn.
-Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những hoàn cảnh, sự kiện làm chấn động tâm hồn nhà thơ.
-Tình cảm trong thơ là tình cảm siêu thăng, soi chiếu dưới lý tưởng thời đại: tình cảm lớn, đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa.
Thơ – nghệ thuật của trí tưởng tượng
-thơ xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra è tưởng tượng chủ yếu là liên tưởng; huyễn tưởng.
+Liên tưởng: từ việc này  nghĩ đến việc khác (So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản).
+Huyễn tưởng: Mượn giấc mơ, ảo giác để thể hiện cảm xúc.
Tính cá thể hóa tình cảm trong thơ
-Thơ bao giờ cũng biểu hiện cái tôi tác giả của nó, dù tác giả có ý thức hay không.
-Cái tôi trong thơ và cái tôi đường thường thống nhất nhưng không đồng nhất.
-Cảm xúc trong thơ không chỉ là cảm xúc cá nhân, mà là cảm xúc của một lớp người, của một thế hệ, của một thời đại, của một xã hội.
Chất thơ của thơ
-Chất thơ nằm ở ý ngoài lời. “Thơ là ý tại ngôn ngoại”. “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cá im lặng đó, thì có những tiếng dội rất đa dạng và tinh tế” (Tố Hữu).

2.      Đặc trưng về hình thức
Đặc trưng

Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng (Tính họa)

-Thơ biểu hiện bằng những hình ảnh mang nghĩa, bằng những ý tượng, hình ảnh ngụ ý.
- Biểu tượng trong thơ không liên tục, có nhiều khoảng trắng để người đọc suy nghiệm.
- Biểu tượng giúp người nghệ sĩ nắm bắt trực tiếp các cảm xúc, ý niệm; không cần phải kể lể dông dài è đảm bảo tính hàm súc.
-Mỗi loại thơ khác nhau có biểu tượng khác nhau, các biểu tượng không lặp lại ở những nhà thơ khác nhau.
Ngôn từ thơ có cấu tạo đặc biệt
-Đó là ngôn từ có nhịp điệu, thể hiện ở việc ngắt dòng thơ.
-Ngôn từ có tính nhảy vọt, gián đoạn, để tạo nhiều tầng nghĩa
++ý tưởng giữa các dòng thơ không theo mạch logic, mà đứt đoạn theo mạch tình cảm.
++Ngôn từ thơ không tuyến tính mà phức hợp (đa nghĩa)
++Ngôn từ thơ dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ, tỉnh lược ngôn ngữ.
++Ngôn từ thơ có nhiều sự kết hợp bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa.
-Ngôn từ thơ giàu nhạc tính
++Phối nhịp, phối thanh,hiệp vần
++ Kết hợp các âm vang, khép
è Tính nhạc của thơ là tính nhạc của cảm xúc.

 



EmoticonEmoticon