TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT


I.                   KHÁI NIỆM CHUNG VÀ TRUYỆN[1]VÀ TIỂU THUYẾT

Truyện
Tiểu thuyết
Khái niệm
Chỉ tác phẩm văn học có bản kể miêu tả nhân vật, diễn biến, sự việc thú vị.
-Mượn từ Trung Quốc, nhưng nội hàm khái niệm chỉ một thể loại văn học phương Tây: tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.
Giống nhau
Từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn phát triển của cùng một loại hình văn học.
Quan hệ với bối cảnh lịch sử
Ở vị  trí thể loại văn học nằm ngoài hệ thống. “Tiểu thuyết” theo nghĩa đầu tiên là những chuyện phiếm, phân biệt với “đại thuyết” (sách Kinh điển Thánh hiền).
Ở vị trí thể loại văn học chủ đạo của nền văn học hiện đại.
Yếu tố hư cấu
Phủ nhận sự hư cấu, các tác giả cố chứng minh câu chuyện mình kể là chuyện thật.
Chấp nhận hư cấu như một yếu tốt tất yếu để khái quát những sự thật của hiện thực cuộc sống.
II.               ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT
1.      Đặc trưng nội dung
1
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân (phân biệt với sử thi)
-Đối tượng của tiểu thuyết là con người hiện tại: bạn bè, hàng xóm, đồng hương…
-Xóa bỏ khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật è Dùng kinh nghiệm cá nhân để lí giải, thể hiện nhân vật một cách gần gũi, suồng sã.
2
Tiểu thuyết có chất văn xuôi: tái hiện cuộc sống như thật, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lý tưởng hóa. (Phân biệt với sử thi, thơ, trường ca)
-Miêu tả cuộc sống như thực tại chưa hoàn kết è tạo cho tiểu thuyết khả năng miêu tả chi tiết cuộc sống như thật.
-Tiểu thuyết thâu tóm tất cả cái ngổn ngang của đời sống.
-Tiếp thu cái hài như một đặc trưng của tiểu thuyết.
3
Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải (Phân biệt với sử thi, kịch)
-Con người tư duy, nếm trải, cảm nhận, tự chịu trách nhiệm è Nhân vật là con người trưởng thành được cuộc đời dạy.
-Con người không đồng nhất với chính nó: người địa vị cao có thể cư xử thấp, người địa vị thấp có thể cao thượng è Nhân vật là tổng hòa của chính diện – phản diện, cao thượng – đê hèn, nghiêm túc – giễu cợt.
-Phân tích tâm lý là đặc trưng của tiểu thuyết: Phép biện chứng tâm hồn.
4
Tiểu thuyết bao chứa nhiều cái “thừa”  so với truyện ngắn và truyện vừa
- Thể hiện một cách tỉ mỉ cái chính yếu về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, dựng lại chi tiết không gian và thời gian, giới thiệu tường tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, giữa người với thế giới xung quanh…
5
Tiểu thuyết miêu tả hiện thực như cái đương thời của người trần thuật (So với sử thi, anh hùng ca)
-Làm nên tính dân chủ của tiểu thuyết.
-Người viết tiểu thuyết đứng trên nhiều điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói.
-Thực tại trong tiểu thuyết là thực tại chưa hoàn kết.
6
Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất đặc điểm của các thể loại văn học khác.
-Theo Bakhtin, do ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ của thì hiện tại, chưa hoàn kết và không ngừng phát triển è Dễ dàng thấm hút các bè ngôn ngữ, các phong cách ngôn ngữ khác nhau trong xã hội è Dễ dàng thâu nhận các đặc trưng thể loại khác nhau.
2.      Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết

TK XIX – về trước
Tiểu thuyết hiện đại
Nhân vật
-Miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như người sống.
-Các thuộc tính của nhân vật miêu tả theo quá trình, là tổng hợp nhiều bình diện (vô thức – ý thức; tư tưởng – bản năng; xã hội – sinh học)
-Có tính cách, cá tính chỉnh thể và có quá trình phát triển.
-Số lượng tiểu thuyết không giới hạn: về mọt người, cả gia tộc, cả thế hệ, nhiều thế hệ.
-Nhân vật là người ít hay thiếu tình cảm, chỉ là một con người sống trong môi trường của mình è Tiểu thuyết hiện đại dường như quan tâm đến nhân tính hơn là nhân tình.
-Tước bỏ các yếu tố: lai lịch, địa vị, dung mạo, thậm chí cả tính cách và cái tên è Khám phá tâm hồn con người nhiều hơn: thông qua giác quan, những ấn tượng về cuộc sống,
Cách tiếp cận nhân vật
-Miêu tả qua hành động và tâm lý
-Sử dụng điểm nhìn nhân vật, hình thức độc thoại nội tâm, thủ pháp dòng ý thức, liên tưởng để tự do khám phá bản chất con người (Trào lưu tiểu thuyết “hướng nội”.
-Khai thác các yếu tố phi lý (Tiểu thuyết phi lý)
-Sử dụng huyền thoại xưa hoặc sáng tạo huyền thoại mới (tiểu thuyết huyền thoại)
Nhân vật tác giả
-Lộ diện và thuyết pháp
-Thể hiện thái độ khách quan, người kể giấu mình
Hoàn cảnh
-Khắc họa rất chi tiết.
-Chức năng đa dạng:
++Dựng khung cảnh
++Thúc đẩy nhân vật hành động
++ Bộc lộ tính cách nhân vật
++Phân tích xã hội
++Tạo không khí chung cho tác phẩm
Xuất phát từ quan điểm tồn tại là tương đối, cách giải thích vô cùng đa dạng, khó có thể đi đến tận cùng chân lý è thế giới thiếu tính xác định, tạo nên tính đa nghĩa.
-Suy giảm việc miêu tả thiên nhiên, không còn sùng kính thiên nhiên như trước.
Cốt truyện
-Phức tạp: đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện nhiều thời gian.
-Cách kể chuyện phức tạp: ngôi thứ nhất, thứ hai thứ ba, phi tiêu điểm, nội tiêu điểm, ngoại tiêu điểm…
-Cốt truyện tự do, linh hoạt trong việc khởi đầu, kết thúc.
Kết cấu
-Chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để người đọc đi vào thế giới nghệ thuật; xác lập mối quan hệ giữa người kể chuyện, nhân vật, người đọc.
-Sử dụng điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri
-Điểm nhìn của nhân vật: thể hiện qua tiểu thuyết bằng thư, tiểu thuyết bằng nhật kí, qua trần thuật nửa trực tiếp và độc thoại nội tâm.
-Sử dụng điểm nhìn linh hoạt, đa dạng.
Ngôn từ
-Lời trần thuật mang tính chất đối thoại.
-Ngôn ngữ trở thành đối tượng miêu tả (NN nhân vật), xuất hiện hiện tượng nhại các thể loại, nhại các phong cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết.
III.            ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN
Khái niệm
Hình thức tự sự cỡ nhỏ
Nội dung
-Edgard Po: “truyện ngắn là giọt nước”. Truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống con người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh.
Nhân vật
-Nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, khắc họa như một tính cách điển hình trong tương quan với hoàn cảnh. è Hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Cốt truyện
-Chức năng chính là để giúp người đọc nhận ra một điều gì, gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.
Kết cấu
Thường là sự tương phản, liên tưởng.
Bút pháp
Chấm phá: Chọn một khía cạnh, một sự kiện, một khoảnh khắc è Yếu tố quan trọng nhất là chi tiếthành văn ẩn ý, tạo chiều sâu chưa nói hết.




[1] Truyện với tiểu thuyết là hai giai đoạn của cùng một loại hình văn học. Ở Việt Nam, các tác phẩm tự sự nhỏ hơn tiểu thuyết vẫn gọi là truyện (truyện dài, truyện ngắn, truyện vừa, truyện siêu ngắn…) nhưng thực ra truyện và tiểu thuyết là một.


EmoticonEmoticon