NHÂN VẬT VĂN HỌC


I.                   Khái niệm
Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình tượng cá thể người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương diện riêng.
II.                Cấu trúc
Nhân vật văn học có tính chất hai mặt
-Nhân vật vừa là một yếu tố phụ thuộc, là một loại kí hiệu đặc biệt: là thành phần của cốt truyện,thúc đẩy cốt truyện phát triển, là chủ thể của hành động, mang ý nghĩa nhất định.
-Nhân vật là một yếu tố độc lập, không phụ thuộc cốt truyện; xuất hiện như một nhân cách mang phẩm chất ổn định, vững bền.
Nhân vật văn học được nhận biết qua các “công thức” giới thiệu nhân vật
-Công thức này bao gồm tên, tuổi, ngoại hình, lai lịch, tính cách; được giới thiệu ở đầu tác phẩm để ng đọc hình dung về nhân vật.
Nhân vật văn học bộc lộ qua hành động
-Hành động bao gồm hành vi và quá trình sống è Cho biết về tâm lý, tính cách, phẩm chất nhân vật.
-Hành động khiến nhân vật biến đổi è Tạo ra tính chất hồi cố (Người đọc thường so sánh nhân vật với “công thức” giới thiệu ban đầu, để nhận ra sự biến đổi của nhân vật).
Nhân vật bộc lộ qua dòng ý thức
-Miêu tả trực tiếp bằng dòng suy nghĩ, hồi tưởng, dòng tâm trạng.
-Miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động.

III.             Chức năng
Nhân vật là phương tiện tư duy hiện thực và định hướng giá trị của con người.
Nhân vật phản ánh xã hội, thời đại, lịch sử
-Tính cách là một hiện tượng lịch sử xã hội xuất hiện trong một hoàn cảnh khách quan è khuynh hướng nhân vật có tính chất xã hội, lịch sử.
-Nhân vật dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống, trở thành công cụ nhận thức hiện thực.
-Việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa khám phá đề tài mới (VD: nhân vật a hoàn làm bật lên đời sống thượng lưu thời nhà Minh đang vào giai đoạn suy tàn trong Hồng Lâu Mộng).
Nhân vật văn học thể hiện một triết lý sống
Ví dụ: Triết lý trong các tác phẩm của Nam Cao…
Nhân vật văn học thể hiện một trạng thái nhân sinh
Ví dụ: Trạng thái “sống mòn”, “chết mòn” trong sáng tác của Nam Cao; bản chất không ngừng vươn lên “con người chỉ có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại” trong “Ông lão và biển cả”.
Nhân vật văn học giúp định hướng giá trị
-Mỗi nhân vật đều khái quát những tính cách có ý nghĩa, giá trị trong thời đại của nó.
-Những tính cách phổ biến sâu xa sẽ trở thành những “điển hình”, “siêu điển hình”.

IV.             Loại hình
a)      Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Vai trò trong kết cấu và cốt truyện
Đặc điểm
Nhân vật chính
-Vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều.
-Then chốt trong cốt truyện.
-Cơ sở để tác giả triển khai đề tài
-Xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, thể hiện tập trung đề tài, chủ đề tác phẩm.
-Phải nằm trong xung đột tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hưởng, tác động khi xung đột giải quyết.
Nhân vật trung tâm
-Nằm trong những nhân vật chính.
-Là nơi hội tụ tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung nhất tư tưởng chủ đề tác phẩm
Nhân vật phụ
-Vai trò không chủ chốt, xuất hiện ít.
-Không thể xem thường, đôi khi ở nhân vật phụ xuất hiện tư tưởng chủ đề quan trọng.
-Nhân vật phụ ở bình diện 2: Có tính cách, tình tiết nhưng ko đặc sắc (VD: Thúy Vân, Vương Quan…)
-Nhân vật phụ ở bình diện 3: Chỉ được nhắc tới, mờ nhạt, không rõ ràng.
b)     Nhân vật chính diện và phản diện

Nhân vật chính diện
Nhân vật phản diện
Trong quan hệ với lý tưởng thời đại, xã hội
-Mang lý tưởng, quan điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xã hội.
-Chống lại những lý tưởng, những quan điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xã hội.
Hình thái lịch sử
-Thời cổ đại, trung đại: Nhân vật lý tưởng, có chiều hướng lý tưởng è Đôi khi xuôi chiều.
-Thời hiện đại: Không lý tưởng, các mặt mâu thuẫn hài hòa, thống nhất (chính diện và phản diện; nghiêm túc và giễu cợt; tầm thường và cao cả).
-Cổ đại và trung đại: Cái xấu được tô đậm, phóng đại để phê phán kịch liệt è Xuôi chiều. (VD: nhân vật phản diện trong truyện cổ tích là 100% ác).
-Thời hiện đại: Trong vh hiện thực, nhiều khi không phải do vi phạm đạo đức, làm điều xấu, mà là do thiếu tính người, thiếu ý thức người.

c)      Một số kiểu cấu trúc nhân vật

Hạt nhân
Đặc điểm
Chức năng
Nhân vật chức năng (mặt nạ)
Vai trò, chức năng mà chúng thực hiện
-thường ko khắc họa đời sống nội tâm.
-Phẩm chất đặc điểm cố định, ko biến đổi.
Chỉ nhằm một số vai trò nhất định (nv hề với chức năng tổ chức tác phẩm theo nguyên lý trò chơi; nv bụt trong cổ tích…)
Nhân vật loại hình
Một số phẩm chất đặc biệt về mặt xã hội trội hơn hẳn các tính cách khác
-Thể hiện tập trung phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định một thời
-khái quát chung về mặt loại của tính cách, tạo nên các điển hình.
Nhân vật tính cách
Cá tính: giới hạn kết tinh các bản chất xã hội của tính cách
-Được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật.
-Tính cách thể hiện ở tương quan các thuộc tính xã hội với nhau và giữa các thuộc tính đó với môi trường.
-Thường có mâu thuẫn, quá trình phát triển è Biến đổi
-Thể hiện tính cách nhân vật như một cá thể sống động è Khái quát lên tính cách của một loại người, một cộng đồng, một thế hệ è Cho thấy bộ mặt xã hội từng thời kì.
Nhân vật tư tưởng
Một tư tưởng được ý thức
-Văn học cổ và lãng mạn: Mang tinh chất tượng trưng.
-Văn học hiện thực: Kết hợp với tính cách và loại hình.
-Nhược điểm: Dễ trở thành loa tư tưởng, một nhân vật “dẹt” (đối lập với nv “tròn”) thiếu sức sống.

-Khái quát một hiện tượng tư tưởng trong đời sống
Nhân vật ngụ ngôn
Một ý nghĩa triết lý, nhân sinh.
Nhân vật của thể loại truyện ngụ ngôn
Truyền tải những bài học triết lý, nhân sinh muôn đời.

V.                Phương thức, phương tiện, phương pháp thể hiện nhân vật
Chân dung
Sự miêu tả các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài của nhân vật (dung mạo, xuất thân, ngoại hình, ăn mặc, vị trí xã hội…)
Lời thoại
-Đối thoại: Cho thấy tính cách, tâm lý, phẩm chất nhân vật.
-Độc thoại:
++Độc thoại hướng tới người khác: có thể nói thầm, nói thành tiếng hay viết thành văn è hướng tới đối tượng là một đám đông hay một cá nhân nhưng ko cần lập tức trả lời.
++Độc thoại nội tâm: Phát ngôn trong tâm thế cô đơn hay trạng thái tâm lý cô lập è giới hạn tồn tại của con người khi giao tiếp “tôi với tôi” (với chính mình) è Lời nhân vật trữ tình, lời nhân vật kể chuyện, lời nv trong đời sống tâm lý.
Mâu thuẫn, xung đột
-Giúp nv bộc lộ phần sâu kín nhất qua hành động, sự kiện.
Hành động
-Việc làm, cách làm, hành vi thể hiện tâm lý, tính cách, phẩm chất của nhân vật.
-Ngoài ra, hành động còn thể hiện quy ước văn hóa, phong tục tập quán, vị thế quyền lực…
Ý nghĩ
-Việc miêu tả tâm lý bắt đầu từ văn học châu Âu TK XVIII với khuynh hướng cảm thương chủ nghĩaè đỉnh cao là bậc thầy chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX.
-Thế kỉ XX xuất hiện thủ pháp dòng ý thức, phủ định tính xác định của tg bên ngoài, con người hoàn toàn bị ý thức, cảm xúc, suy tưởng lôi kéo.
Gián tiếp qua lời nhân vật khác
Thể hiện sự đánh giá nhân vật dưới nhiều góc độ.
Các thủ pháp miêu tả riêng của từng thể loại.
-Mỗi phương pháp sáng tác, tuyền thống văn học dân tộc, phong cách nhà văn, đặc trưng thể loại, sẽ có những cách thể hiện nhân vật khác nhau.

Sự vận dụng các yếu tố trên vào việc miêu tả các kiểu nhân vật khác nhau là ko giống nhau.
-Nhân vật mặt nạ: Chú trọng các chi tiết khái quát tượng trưng.
-Nhân vật loại hình: Hành vi phổ biến mang tính phong tục.
-Nhân vật tính cách: Coi trọng cá tính; sử dụng các chi tiết đồ vật, môi trường để làm bật tâm lý nhân vật. Chú trọng vào ngôn ngữ và tâm lý nhân vật.
-Nhân vật tư tưởng: Khắc họa bằng bút pháp tượng trưng (Bến quê và Nhĩ…)




EmoticonEmoticon