NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC



I.                   KHÁI NIỆM NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học là những phạm trù xác định tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm từ hai góc nhìn khác nhau:

Nội dung
Ý nghĩa
Khái niệm
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hòa các yếu tố và quá trình nội tại làm nên bản thân sự vật.
Là hàm nghĩa người đọc rút ra được từ quá trình đọc văn bản phù hợp với đặc điểm ngôn từ của văn bản.
Nhận xét
èPhạm trù thuộc về bản thân sự vật, hiện tượng, khách thể
è Phạm trù của thể nghiệm, biểu hiện, do người đọc rút ra từ văn bản
è Khái niệm ý nghĩa rộng hơn nội dung, nó bao hàm cả ý nghĩa nội dung và ý nghĩa hình thức (ý nghĩa của các phương tiện nghệ thuật).
II.                ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG, CẢM HỨNG

Khái niệm
Đặc điểm
Đề tài
Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trong văn học.
- Đi sâu vào phản ánh con người trên bình diện xã hội (đối tượng là con người) è Lựa chọn những tính cách xã hội.
-Tính xã hội – lịch sử
+ Phương diện bên ngoài (các phạm trù lịch sử, xã hội như cải cách ruộng đất…), phương diện bên trong (con người nào,thuộc tính nào)
+Đề tài trung tâm/ đề tài bé nhỏ
-Việc nhận ra đề tài giúp giải mã ý nghĩa hình tượngè Ví dụ:Hình tượng Chí Phèo nhìn trên đề tài đấu tranh giai cấp,Chí Phèo nhìn trên đề tài người nông dân, Chí Phèo nhìn trên đề tài nhân tính…
-Đề tài thống nhất nhưng không đồng nhất với phạm vi hiện thực phản ánh,việc lựa chọn đề tài cho thấy tư duy riêng của nhà văn.
Chủ đề
Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua tác phẩm văn học.
-Thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng,  khả năng thâm nhập hiện thực của nghệ sĩ.
-Chủ đề thường nêu ra 2 vấn đề: Vấn đề lịch sử xã hội; vấn đề mang tính chất nhân loại.
-Hệ thống chủ đề: chủ đề phụ - chủ đề trung tâm, chủ đề xuyên suốt (toàn bộ tác phẩm) – chủ đề cục bộ (thể hiện qua một nhân vật, một tình tiết, một sự kiện)…
-Từ một đề tài có thể triển khai nhiều chủ đề khác nhau



Tư tưởng
Sự lí giải chủ đề qua hình tượng
-Phải toát ra từ tình huống, tính cách nhân vật
-Thể hiện một quan niệm về con người và thế giới
-BIểu hiện:
 ++Thể hiện qua nhân vật
++Thể hiện qua lời trữ tình ngoại đề của tác giả
Cảm hứng
Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.
-       Tình cảm không phải là cái gì xướng lên mà tình cảm toát ra từ tình huống, từ tính cách được miêu tả
-       Cảm hứng dẫn đến việc đánh giá theo quy luật tình cảm
-       Gắn liền với tư tưởng
-       Tình cảm đã được siêu thăng, là tình cảm xã hội được ý thức
-       Xác định quy luật của tình cảm

III.             Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.      Cội nguồn ý nghĩa của văn bản

Cội nguồn
Đặc điểm
1
Hiện thực cuộc sống
Con người, xã hội, thiên nhiên, văn hóa lịch sử…. tác động trực tiếp vào nhà văn gợi ý đề tài, chủ đề
2
Thế giới quan, lý tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của nhà văn
Đem lại cho tác phẩm quan niệm, tư tưởng, tình cảm, đánh giá.
3
Các yếu tố vô thức cá nhân và vô thức tập thể trong quá trình sáng tác và tiếp nhận
Đây là cội nguồn cảm tính, vô thức của ý nghĩa văn bản (đối lập với cội nguồn lý tính)
4
Văn bản là một cấu trúc tạo nghĩa
Văn bản là một thế giới có quy luật riêng:
+Các thủ pháp nghệ thuật là phương tiện tạo nghĩa
+Ngữ cảnh văn bản quyết định quá trình đọc, rút ra ý nghĩa
+Liên văn bản là quan hệ tạo nghĩa
5
Người đọc, cách đọc, ngữ cảnh đọc
-Từ phía tiếp nhận, việc tạo nghĩa phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, ngưỡng tiếp nhận, trình độ người đọc, ý thức hệ…


2.      Ý nghĩa văn hóa của văn học và ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm văn học

Ý nghĩa văn hóa
Ý nghĩa thẩm mỹ
Khái niệm
Văn hóa là những gì gắn liền với bản chất con người:con người sáng tạo văn hóa, văn hóa trở lại sáng tạo con người.
Giá trị thẩm mỹ là ý nghĩa của các hiện tượng cảm tính của thế giới với lý tưởng và thị hiếu thẩm mỹ.
Nguồn gốc
-Toàn bộ đời sống con người khi được phản ánh vào văn học đều trở thành văn hóa tinh thần của con người è làm thành ý nghĩa văn hóa của văn học
-Sự tồn tại của con người là hữu hạn, sinh ra ko được nhiều ưu thế như các loài khác è khuynh hướng lý tưởng tùn đến cái vô hạn là cội nguồn thẩm mỹ của văn học.
-Ý nghĩa thẩm mỹ của văn học thường gắn với ý nghĩa mẫu gốc (bắt nguồn từ bản năng tính dục và bản năng công kích) è Văn học là sự thăng hoa của bản năng được lý trí kiểm soát.
-Ý nghĩa thẩm mỹ của văn học liên quan đến các chủ đề vĩnh cửu:
++Nhân tố tinh thần và những phản đề (sáng tạo và phá hoại, chính nghĩa và tội ác)
++Bản năng như tính dục, quyền lực
++Yếu tố thuộc giới tính, tuổi tác
++Tình huống cuộc sống: lao động, chiến tranh
è Luôn có sự giằng co giữa ý thức và vô thức, lí tính và phi lí tính.
è Khám phá các mẫu gốc nguyên thủy và mẫu gốc văn hóa là con đường đến với cấu trúc chiều sâu của ý thức thẩm mỹ trong tác phẩm.
Biểu hiện
1.Phơi bày các tình huống và cảnh ngộ sinh tồn của con người (quan hệ, trạng thái, đam mê, cảm xúc…)
2.Trăn trở day dứt về ý nghĩa đời sống (sống để làm gì? Thế nào là hạnh phúc?...)
3.Tạo dựng mối đồng cảm giữa người với người.
4.Phác họa viễn cảnh,mơ ước, lý tưởng về tương lai.
5.Học tập văn hóa biểu đạt, trau đồi năng lực ngôn ngữ
1. Tính siêu thoát do sự đột phá giới hạn của lý tính ènhững tình huống ngẫu nhiên buộc con người ứng xử bất chấp lệ thường.
2.Phê phán thực tại, nhận ra cái hữu hạn để đi đến cái vô hạn è Phê phán cái xấu, cái ác, cái tầm thường đem lại khoái cảm to lớn.
3.Mở ra không gian bao la chưa xác định,một giới hạn chưa định hình để con người tưởng tượng

Vai trò
-Văn học là văn hóa è Học văn là đi tìm văn hóa, đi tìm bản thân con người.
Mở rộng diện tiếp xúc của con người với thế giới cảm tính




EmoticonEmoticon