1. Phương thức ngữ pháp là gì
- Bất kì một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng xuất hiện dưới một hình thức vật chât nhất định. Các hiện tượng ngữ pháp cũng vậy. Để biểu hiện ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ trên thế giới dùng những phương thức ngữ pháp khác nhau. Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
2. Những phương thức ngữ pháp phổ biến
a) PT phụ tố
- PT phụ tố là phương thức dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
- Hậu tố thường được dùng để biểu hiện những ý nghĩa ngữ pháp sau:
o Số phức: book+s là số phức.
o Giống của danh từ và tínht ừ: Knig-a “Sách+ chỉ số giống cái” (tiếng Nga)
o Cấp so sánh của tính từ: Cool-er “mát hơn” (tiếng Anh)
o Ngôi, số, thì (đôi khi cả giống) của động từ: wants”muốn+ chỉ tố ngôi thứ ba”, wanted “muốn+ chỉ tố thì quá khứ”.
o Sở hữu: hortus agricolae “vườn của nhà nông” (tiếng Latin)
- Tiền tố trong các ngôn ngữ Ấn-Âu thường có chức năng:
o Cấu tạo từ phái sinh: Happy+un= Unhappy
o Biểu hiện ý nghĩa của thể hoàn thành. Tiếng Nga: pisat: viết, napisat: viết+na thể hoàn thành.
b) PT biến tố bên trong (phương thức luân phiên âm vị học)
- Là phương thích biến đổi một phần hình thức ngữ âm của chính tố (Căn tố)
- Ví dụ tiếng Anh: man => men, woman => women, tooth => teeth, child => children
c) Phương thức thay chính tố
- Phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tổ để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
- Cơ sở để khẳng định các hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau là các hình thức ngữ pháp của cùng một tứ chứ không phải các từ khác nhau là:
o Cùng ý nghĩa từ vựng, khác ý nghĩa ngữ pháp
o Trong ngôn ngữ hữu quan, nếu xét các hình thức ngữ âm thuộc loại từ đang xét là những từ khác nhau thì sẽ xuất hiện nhiều ngoại lệ vì nhiều từ không có các dạng thức ngữ pháp đối lập tương ứng, như vậy sẽ làm tổn hại đến tính hệ thống của ngữ pháp.
- Phương thức thay đổi chính tố thường dùng để biểu hiện
o Ngôi, số, thì thức, thể của động từ: to be là nguyên thể, am là thì hiện tại ngôi thứ nhất, was là thì quá khứ số ít, were là thì quá khứ số nhiều.
o Các hình thái của đại từ nhân xưng: I – me
o Số phức: Chelovek: người số đơn, liudi: người số phức (tiếng Nga)
o Các cặp từ so sánh: bonus dạng nguyên, melior tốt hơn, optimus tốt nhất (tiếng La tin), hoặc, good, better, best của tiếng Anh
d) Phương thức trọng âm
- Khi trọng âm được dùng để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp thì được xem là pp ngữ pháp.
- Dùng để phân biệt nghĩa:
o Các hình thái khác nhau của từ: rúki (tay, danh cách, số phức), ruki (tay, sinh cách, số đơn)
o Các loại từ khác nhau: Présent (món quà – danh từ), presént (giới thiệu – động từ)
o Các hình thái của thể động từ: narezát (thái cắt mỏng, chưa hoàn thành), narézat (thái cắt mỏng thể hoàn thành) – Tiếng Nga.
o Các hình thía về thì thức của động từ: cheté: hiện tại, chéte: quá khứ (tiếng Bungari)
- Trong TV trọng âm cũng là phương thức np vì nhờ tiếng việt ta phân biệt được:
o Thực từ với hư từ trong: “nó lấy tiền cho bạn”, nếu cho là trọng âm thì nó là thực từ (động từ) nghĩa là tặng biếu, còn nếu không thì nó là hư từ nghĩa là “hộ biếu” (giới từ)
e) Phương thức hư từ
- Đây là phương thức fổ biến nhất của các pthức ngữ pháp vì hầu như ko có ngôn ngữ nào ko dùng phương thức này.
- Pthức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các ngôn ngữ ko có phụ tố. Thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp mà phụ tố trong các ngôn ngữ có phụ tố đảm nhiệm. Ví dụ: Cuốn sách của tôi => của: ý nghĩa sở hữu
f) Phương thức trật tự từ
- Khi trật tự từ trong câu thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó là phương thức ngữ pháp.
- Biểu hệ các ý nghĩa:
o Quan hệ chủ thể đối thể: “Nó đánh tôi” (nó chủ thể, tôi đối thể), “Tôi đánh nó” (tôi chủ thể, nó đối thể) [kiểu như subject-object) =))
o Quan hệ xác đinh đc xác định: ví dụ bia chai (chai bổ nghĩa cho bia – trả lời câu hỏi bia gì?) và chai bia, (bia bổ nghĩa cho chai trả lời câu hỏi chai gì)
g) Phương thức ngữ điệu
Phương thức ngữ điệu: Khi ngữ điệu đc dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp thì nó cũng là phthức ngữ pháp.
EmoticonEmoticon